Bài Tập Sinh Hoạt Công Dân

Bài Tập Sinh Hoạt Công Dân

Nhờ việc xây dựng trường học, không phải thuê mướn mặt bằng và cắt giảm chi phí quảng cáo, trường PHS đảm bảo・・・

Nhờ việc xây dựng trường học, không phải thuê mướn mặt bằng và cắt giảm chi phí quảng cáo, trường PHS đảm bảo・・・

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Vì hoà bình cần được bảo vệ và chiến tranh cần phải ngăn chặn. Hoà bình tạo ra cuộc sống yên vui, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục,… Chiến tranh gây thiệt hại về mạng sống, tài sản, làm cản bước tiến phát triển của thế giới.

Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.

Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia;

Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

(Yên bình, đau thương, bệnh tật, ấm no, hạnh phúc, đói nghèo, chết chóc, tang thương, đoàn tụ, phát triển, chậm tiến, thảm hoạ, khát vọng, thân thiện)

Hòa bình: Yên bình, ấm no, hạnh phúc, đoàn tụ, phát triển, khát vọng, thân thiện.

Chiến tranh: đau thương, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc, tang thương, chậm tiến, thảm họa.

A. Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

B. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

C. Đối xử thân thiện với mọi người.

D. Ép buộc người khác theo ý mình.

E. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng.

G. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

H. Thông cảm và chia sẻ với mọi người.

A. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh

D. Những nước đã từng bị chiến tranh

1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ?

1/ Hùng thích gây gổ, đánh nhau, gây tranh chấp, xung đột. Đây là hành vi đáng lên án.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ khuyên Hùng bình tĩnh, sống hài hòa, yêu thương nhau; không nên dùng vũ lực với bạn bè.

Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.

Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:

Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.

Trả lời câu hỏi trang 23 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Theo em, con người cần làm gì đề có thể tránh được chiến tranh?

2/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin trên ?

3/ Em hiểu ý nghĩa của truyện đọc trên như thế nào ?

1/ Cần bàn bạc, thảo luận, đưa đến kí kết chung cho cuộc sống hòa bình; tăng cường kí kết tình hữu nghị, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, cần ban hàng pháp luật quốc tế, trang bị về quốc phòng – an ninh.

2/ Những nỗi đau, thiệt hại của chiến tranh gây ra không một từ ngữ nào có thể diễn tả được. Vì thế, mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ nền độc lập, hòa bình của nhân loại.

3/ Hạt giống chính là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Nếu con người biết sử dụng khả năng này thì con người sẽ yêu thương nhau, thế giới sẽ được hoà binh. Hãy đấu tranh chống lai sự ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi, chỉ nghĩ cho bản thân.