Trường Đại Học Y Dược Huế Có Xét Học Bạ Không

Trường Đại Học Y Dược Huế Có Xét Học Bạ Không

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Các trường đại học xét học bạ ngành Dược

Năm 2024 có rất nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh trong đó có trường xét học bạ THPT mở rộng cơ hội cho thí sinh.

Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ danh sách một số các trường đại học hiện nay đang tuyển sinh theo phương thức xét học bạ THPT để các thí sinh dễ dàng tìm hiểu và đưa ra quyết định học trường nào cho bản thân:

Ưu điểm của phương thức tuyển sinh bằng học bạ

Bên cạnh giá trị nhân văn cao cả là bảo vệ sức khỏe mọi người thì những người làm trong ngành Y Dược cũng luôn được xã hội coi trọng và yêu mến. Cho nên tại thời điểm hiện tại và trong nhiều năm tới thì chắc chắn ngành Y Dược vẫn sẽ luôn có sức hấp dẫn với các bạn trẻ.

Ngay khi được trang bị các kiến thức trong quá trình theo học thì bạn có thể áp dụng ngay những điều được học vào trong cuộc sống ngay từ việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Khi ra trường sẽ có được công việc ổn định với mức lương của dược sĩ đại học theo quy định cơ sở làm việc.

Phương thức tuyển sinh xét học bạ sẽ mở ra cơ hội rộng lớn hơn cho các thí sinh, đặc biệt đối với những bạn có học lực không quá xuất sắc, chưa đủ tự tin vào lực học để tham gia thi tuyển vào các trường đại học có phương án tuyển sinh xét điểm thi.

Khi lựa chọn xét tuyển Y Dược bằng học bạ thì thí sinh không cần quá lo lắng hay chịu áp lực cạnh tranh về kỳ thi tuyển sinh với các thí sinh khác. Từ đó mà có nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị hành trang cho con đường phía trước.

Các trường cao đẳng xét tuyển học bạ khối ngành Y Dược

Trên thực tế thì không phải thí sinh nào cũng đủ điều kiện xét tuyển học bạ khối ngành Y Dược tại các trường đại học vì mặt bằng chung điểm xét tuyển sẽ khá cao và tỷ lệ chọi lớn. Do đó đối với nhiều bạn yêu thích ngành học này nhưng điểm số học bạ không quá cao sẽ lựa chọn đăng ký xét tuyển học bạ THPT với các trường cao đẳng xét học bạ ngành Dược.

Danh sách một số trường Cao đẳng Y Dược tuyển sinh bằng phương án xét học bạ tại TPHCM đó là:

Trong đó Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong trường thuộc top đầu ở khu vực Hồ Chí Minh có đào tạo hệ cao đẳng chính quy các ngành Y Dược như:

✅ Chuyên ngành Cao đẳng Dược (Mã ngành: 6720201)

✅ Chuyên ngành Cao đẳng Hộ sinh ( Mã ngành: 6720303)

✅ Chuyên ngành Cao đẳng Điều dưỡng (Mã ngành: 6720301)

✅ Chuyên ngành Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học  (Mã ngành: 6720602)

✅ Chuyên ngành Cao đẳng Kỹ thuật Phục Hồi Chức Năng  (Mã ngành: 6720604)

Năm 2024 trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ THPT với điều kiện thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Tạo cơ hội tốt cho các thí sinh có đam mê, yêu thích ngành nghề Y Dược.

Để hoàn thành sứ mệnh là đào tạo ra nguồn nhân lực Dược sĩ chất lượng cao cho ngành Y tế Việt Nam và đáp ứng tốt  nhu cầu của nhà tuyển dụng, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn luôn nỗ lực phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh học sinh trao gửi niềm tin.

Đối với ngành Y Dược hệ Cao đẳng, đặc biệt là khi kết thúc 3 năm theo học tại nhà trường các bạn sẽ được cấp bằng Cao đẳng Dược chính quy theo đúng quy định, có giá trị sử dụng trên khắp cả nước. Khi đó với tấm bằng này bạn hoàn toàn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như: quầy thuốc, công ty hay các trung tâm kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp, tập đoàn liên quan đến lĩnh vực thuốc... Hoặc bạn cũng có thể học lên cao hơn, tham gia học liên thông ở tất cả các các trường có tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Y Dược trên cả nước.

Thí sinh ngay từ thời điểm này có thể đăng ký trực tuyến: TẠI ĐÂY

Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn:

Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

Cơ sở 2:  Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM (Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

Với những thông tin hữu ích vừa được cung cấp, chắc hẳn các bạn thí sinh đang quan tâm đến ngành Dược sẽ có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn Trường nào xét tuyển học bạ ngành Dược. Bạn đọc hãy cùng ghé chuyên mục thường xuyên để cập nhật thêm các thông tin chi tiết về hướng nghiệp.

Năm 1968, Tổ Y lý Đông phương được thành lập để giảng dạy cho sinh viên Y khoa năm thứ 5. Đây là lần đầu tiên một trường Đại học Y khoa ở miền Nam đã đưa Y học phương Đông vào giảng dạy.

Năm 1975, Liên Bộ môn Dược lý - Đông y của trường được hình thành. Thời kỳ từ 1975 đến 1978 là giai đoạn xây dựng Bộ môn, ngoài bác sĩ Phụ trách liên Bộ môn thì Bộ môn chỉ có 2 bác sĩ trong biên chế mới tốt nghiệp tại trường Đại học Y khoa Hà Nội, 100% cán bộ giảng dạy là cán bộ chi viện từ Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Viện Đông y Hà Nội.

Năm 1978, Viện Đại học Huế giải thể. Trường Đại học Y khoa Huế sát nhập với Bệnh viện Trung ương Huế thành Học viện Y Huế, Khoa Đông Y Học viện được thành lập và đặt văn phòng tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Năm 1985, Bộ môn Đông Y lại được tách khỏi Khoa Đông Y của Bệnh viện Trung ương Huế và đổi tên thành Bộ môn Y học Dân tộc để thống nhất với tên gọi chung của các trường.

Năm 1987, Bộ môn Y học dân tộc đổi tên thành Bộ môn Y học cổ truyền và từ năm 2008, Trường Ðại học Y Dược Huế đã mở ngành đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, bắt đầu tuyển sinh từ năm học này.

Ngày 01 tháng 02 năm 2010, Giám Đốc Đại học Huế đã ra quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền trên cơ sở tổ chức lại Bộ môn Y học cổ truyền thuộc Trường Đại học Y Dược Huế nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ có chuyên môn và tay nghề cao cũng như hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của Trường. Giai đoạn này Khoa có 3 Bộ môn trực thuộc bao gồm: Bộ môn châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, Bộ môn Dược học cổ truyền và Bộ môn Bệnh học Y học cổ truyền.

Năm 2020, trên cơ sở tái cơ cấu trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, Khoa Y học cổ truyền có 2 Bộ môn trực thuộc bao gồm: Bộ môn châm cứu - Dưỡng sinh và Bộ môn Dược học cổ truyền.

Khoa Y học cổ truyền được tổ chức thành 2 Bộ môn với 21 giảng viên, 01 kỹ thuật viên và 01 cán bộ phục vụ.

2. ThS. BSCKII. Phạm Thị Xuân Mai

5. ThS. Nguyễn Viết Phương Nguyên

- Chuyên viên, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ: CN. Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Thị Chiến

4. Cán bộ kiêm nhiệm:  ThS. BSCKII. Trần Đức Sáo, BSCKII. Trần Thiện Ân

Khoa Y học cổ truyền là một khoa lâm sàng, thuộc Trường Ðại học Y - Dược, Đại học Huế, chịu trách nhiệm giảng dạy và trang bị kiến thức về Y học cổ truyền cho sinh viên đại học hệ chính quy, hệ không chính quy và hệ tập trung 4 năm; học viên sau đại học bao gồm: Bác sĩ chuyên khoa cấp I - Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp II - Y học cổ truyền, Thạc sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Nội trú Y học cổ truyền. Khoa Y học cổ truyền còn có chức năng thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với chuyên ngành Y học cổ truyền và các chuyên ngành có liên quan.

- Đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Bổ sung thường xuyên cho nhu cầu của ngành Y tế về bác sĩ Y học cổ truyền tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra có thể mở các lớp chuyên đề, bồi dưỡng sau đại học cho các bác sĩ Y học cổ truyền đương chức tại chỗ khi có nhu cầu.

- Đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy và hệ tập trung 4 năm, Bác sĩ Răng hàm mặt hệ chính quy, bác sĩ Y học dự phòng hệ chính quy và hệ tập trung 4 năm, Cử nhân điều dưỡng hệ chính quy và hệ tập trung 4 năm.

- Đào tạo sau đại học cho các đối tượng: Chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa cấp II, Cao học, Bác sĩ nội trú cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

- Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, đẩy mạnh việc học tập sau đại học để nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên môn hóa theo các Bộ môn của Khoa.

- Tích cực tham gia các Hội thảo, Hội nghị trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thành lập Viện đào tạo và nghiên cứu Y dược học cổ truyền.

- Thành lập Khoa Y học cổ truyền tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, thúc đẩy kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại, nghiên cứu lồng ghép các sản phẩm Y học cổ truyền, thực hành Y học cổ truyền vào hệ thống y tế.

- Tăng cường hợp tác với các Khoa, Trường trong và ngoài nước nhằm trao đổi nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm trong dào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tạo ra những sản phẩm, công trình khoa học có giá trị áp dụng trong thực tiễn đào tạo và trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Tổ chức các hội nghị khoa học trong nước, hội thảo quốc tế về Y dược học cổ truyền.

- Đẩy mạnh quá trình biên soạn, tiến tới nghiệm thu và xuất bản các giáo trình chuyên ngành Y học cổ truyền.

BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ QUA CÁC THỜI KỲ

BSCKII. Hoàng Đức Dũng (kiêm nhiệm)

ThS. BSCKII. Trần Đức Sáo (kiêm nhiệm)

BSCKII. Trần Thiện Ân (kiêm nhiệm)

- Hàng năm, Khoa Y học cổ truyền đều có xây dựng chương trình giảng dạy cụ thể và kế hoạch triển khai thực hiện công tác giảng dạy ngay từ cuối năm học trước, đã triển khai làm đề thi trắc nghiệm học phần lý thuyết cho toàn thể các đối tượng sinh viên đang theo học môn Y học cổ truyền đồng thời tiến hành đổi mới các hình thức thi, kiểm tra để đánh giá sinh viên một cách hoàn thiện hơn.

- Mở ngành mới và tuyển sinh cho hệ đại học là ngành Bác sĩ Y học cổ truyền hệ chính quy từ năm học 2008-2009, và hệ tập trung 4 năm bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2011- 2012.

- Biên soạn và nghiệm thu các giáo trình: Block 19, Y5, KAS (sách xanh), Test Blueprint cho Bác sĩ đa khoa các hệ.

- Xuất bản 8 giáo trình đào tạo hệ đại học, bao gồm: Giáo trình Y học cổ truyền (Đào tạo Bác sĩ đa khoa); Giáo trình Phương tễ 1, Giáo trình Phương tễ 2, Giáo trình Y lý Y học cổ truyền 1, Giáo trình Bệnh học ngũ quan Y học cổ truyền, Giáo trình Chế biến dược liệu (Đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền) và Giáo trình Y Dược học cổ truyền (Đào tạo Dược sĩ Đại học), được in tại Nhà xuất bản Đại học Huế và đã tái bản nhiều lần.

- Biên soạn giáo trình và bộ câu hỏi trắc nghiệm cho đối tượng Bác sĩ Y học cổ truyền từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 với hơn 25 giáo trình chuyên ngành đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí do Nhà trường đề ra.

- Khoa Y học cổ truyền cùng phối hợp với Nhà trường và một số cơ sở Y tế đủ tiêu chuẩn để tổ chức giảng dạy cho các đối tượng sau đại học bao gồm: Bác sĩ Chuyên khoa Cấp I Y học cổ truyền (từ năm 1998), Bác sĩ Chuyên khoa Cấp II Y học cổ truyền tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm học 2010-2011, Cao học Y học cổ truyền tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2017 và Bác sĩ nội trú Y học cổ truyền tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2018. Tham gia giảng dạy sau đại học cho các học viên tại Huế và ngoại tỉnh như Bình Định, Đà Nẵng, Bến Tre, Phú Yên, Viện Y dược Học dân tộc TP. Hồ Chí Minh.

- Biên soạn nhiều giáo trình sau đại học đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí do Nhà trường đề ra.

- Thường xuyên mở các lớp Đào tạo liên tục (CME) với các chuyên đề về Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại, cập nhật kiến thức cho các học viên trong và ngoài tỉnh.

- Tham gia giảng dạy cho các bác sĩ, sinh viên nước ngoài đến học tập tại khoa như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản....

- Tham gia xây dựng chương trình đào tạo các khóa học quốc tế cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Khoa.

- Tham gia giảng dạy trong Chương trình FutureDocs Abroad tại Trường Đại học Y Dược Huế.

Khoa Y học cổ truyền đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

- Thực hiện đề tài Nghị định thư cấp nhà nước Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012-2016. Tên đề tài: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng của thuốc tiền liệt thanh giải dùng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt”. Mã số: 8-10J.

- Tham gia đề tài cấp Tỉnh: “Sưu tầm, biên dịch và đề xuất hướng sử dụng các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn” . Mã số: TTH.2010 - KC.05.

- Thực hiện đề tài "Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của chương trình cai nghiện thuốc lá bằng nhĩ châm kết hợp với giáo dục sức khỏe liên quan đến thuốc lá ở tỉnh Quảng Nam". Phối hợp thực hiện cùng Sở Y tế Quảng Nam cùng với Đại học Kyung Hee – Hàn Quốc (năm 2016).

- Thực hiện đề tài cấp Tỉnh “Điều tra thành phần loài và đề xuất mô hình phát triển cây Sa nhân (Amomum SP.) tại tỉnh Thừa Thiên Huế để tạo nguồn dược liệu”. Mã số: TTH.2016-KC.06.

- Thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) bằng châm cứu phối hợp liệu pháp tâm lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam”. Phối hợp thực hiện cùng Đại học Kyung Hee – Hàn Quốc (năm 2018).

- Thực hiện đề tài “Study of Complementary and Alternative Medicine for Osteoarthritis of Knee Management in ASEAN Countries”, phối hợp với trường Đại học Ubon Ratchathani Rajabhat Thái Lan và Khoa Dược, Đại học Airlangga, Indonesia.

-  Phối hợp với Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thực hiện dự án “Vai trò của châm cứu trong hỗ trợ sinh sản”.

- Thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp Trường của cán bộ và của sinh viên có sự hỗ trợ của giảng viên trong Khoa.

- Hướng dẫn luận văn tốt nghiệp sinh viên ngành bác sĩ Đa khoa và Y học cổ truyền; hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cao học Y học cổ truyền, bác sĩ nội trú Y học cổ truyền, chuyên khoa cấp I Y tế công cộng; hướng dẫn luận án chuyên khoa cấp II Y học cổ truyền, chuyên khoa cấp II Quản lý y tế.

- Tham gia báo cáo khoa học và đạt nhiều giải thưởng tại các Hội nghị Khoa học sinh viên, Hội nghị Khoa học sau đại học, Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ cấp Trường và toàn quốc. Một số giải thưởng đã đạt được như: Giải Nhì tại “Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các Trường Đại học, Cao đẳng Y Dược Việt Nam lần thứ XIX, năm 2018”, giải Nhì tại " Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ XX, năm 2021", giải Nhất tại “Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ Trường Đại học Y Dược Huế lần thứ 19, năm 2018”, giải Khuyến khích tại "Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020".

- Giảng viên trong Khoa đã có sản phẩm đăng ký Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2017-2029 về "Quy trình bào chế chế phẩm dạng cốm dùng điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính"

Khoa Y học cổ truyền đã xây dựng, phát triển và tiếp tục củng cố những mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế như Đại học Y khoa Quảng Tây - Trung Quốc, Đại học Mahasarakham - Thái Lan, Đại học Kyung Hee - Hàn Quốc, Đại học Hoàng Gia Ubon Ratchathani - Thái Lan...

Tham dự các Hội thảo quốc tế về Y dược học cổ truyền tại Vienna - Áo (2010), Nhật Bản (2015), Thái Lan (2016)

Đặt quan hệ hợp tác với Đại học Airlangga - Indonesia vào năm 2017, với Đại học Chang Gung - Đài Loan vào năm 2019, với Học viện Trung Y - Quảng Tây - Trung Quốc.

Đặt quan hệ hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Zhuang Y - Quảng Tây - Trung Quốc và chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác vào tháng 3/2022.

V. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN

- 02 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Hà Nội.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Dược Huế năm 2012.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội năm 2012.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dược lý học tại Đại học Y khoa Quảng Tây Trung quốc năm 2015.

- 04 cán bộ đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Huế năm 2019.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Huế năm 2020.

- 05 cán bộ đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Huế năm 2021.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành y học cổ truyền tại Đại học Y Dược Huế năm 2023.

- 01 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y học hội tụ cổ truyền Hàn Quốc tại Viện nghiên cứu Y học phương Đông - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc năm 2024.

Cán bộ Khoa YHCT luôn tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Nhà trường tổ chức: Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo và quản lý do dự án Hà Lan tổ chức tại trường Đại học Y Dược Huế, Phương pháp giảng dạy tích cực, phương pháp nghiên cứu khoa học, và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn khác...

VI. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

Toàn thể cán bộ Khoa YHCT tích cực tham gia các phong trào do Đại học Huế, Nhà trường, Công đoàn phát động: quyên góp áo quần, vật phẩm, tiền bạc cho các vùng bị bão lụt, vùng sâu vùng xa; viết bài báo đăng tập san của Trường; tham gia văn nghệ, hội thi nấu ăn 8-3, hội thi cắm hoa, các phong trào thể dục - thể thao,...và đạt nhiều thành tích.

Khoa YHCT nhiều năm liền đã đạt Tập thể lao động tiên tiến, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018).

Tập thể cán bộ Khoa Y học cổ truyền đã được nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo năm học 2014-2015, năm học 2017-2018; bằng khen của Bộ Y tế nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Y Dược Huế năm 2017; và khen thưởng cấp Trường nhiều năm liền.