Nếu như năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu mới chỉ chiếm 8,98%, thì năm 2021 đã lên đến 11,5% trong tổng kim ngạch toàn ngành. Châu Âu hiện là thị trường lớn thứ 3 của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, sau châu Á và châu Mỹ.
Nếu như năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu mới chỉ chiếm 8,98%, thì năm 2021 đã lên đến 11,5% trong tổng kim ngạch toàn ngành. Châu Âu hiện là thị trường lớn thứ 3 của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, sau châu Á và châu Mỹ.
Nhờ EVFTA, cà phê xuất khẩu sang EU đã có 93% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đây là một cơ hội tốt cho cà phê Việt Nam khi EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Với trị giá xuất khẩu đạt 939 triệu USD trong 11 tháng năm 2021, EU cũng đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Với ngành hàng điều, trước khi EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng điều nhân vẫn hưởng ưu đãi là 0% khi xuất sang EU, nhưng điều chế biến sâu vẫn chịu thuế từ 7 đến 12%.
Theo cam kết trong EVFTA, những sản phẩm chế biến sâu từ hạt điều được giảm thuế xuống còn 0%. Vì vậy, dù chịu nhiều tác động từ dịch bệnh nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu điều sang EU vẫn tăng trưởng tốt.
Số liệu của Tổng cục Hải quan, cho thấy trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt điều sang EU đạt 122 nghìn tấn, tương đương 734 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; đồng thời, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Với ngành hàng cao su, cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất không có lợi thế mới vì thuế suất đã ở 0% trước khi EVFTA ký kết. Tuy nhiên, các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su được miễn thuế ngay lập tức từ mức 3%-4,5% trước đây. Băng tải, băng truyền, hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%. Đây là động lực thúc đẩy xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Với mặt hàng rau quả, EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa,…) được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Ưu đãi từ EVFTA cũng đã được các doanh nghiệp ngành xuất khẩu hồ tiêu tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.<
Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu trong thương mại hai chiều với EU, nhưng EU cũng đang đàm phán hiệp định thương mại với các quốc gia khác trong khu vực. Do đó, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của “người đi trước” để tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do các thủ tục giấy tờ phức tạp. Vì vậy, việc cải thiện quy trình, thủ tục là điều rất quan trọng.
Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU. Mặc dù xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng mạnh trong năm 2021, nhưng đây cũng là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao với nông, thủy sản nhập khẩu, nên số lô hàng bị cảnh báo ở thị trường này cũng tăng mạnh.
Theo quy định mới được Ủy ban châu Âu ban hành liên quan tới kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, từ ngày 23/11/2021, nhiều loại nông sản Việt Nam sang EU đã được thông báo tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật. Tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật đối với rau mùi ta, rau mùi tây, húng quế, bạc hà, đậu bắp và hạt tiêu tươi nhập khẩu từ Việt Nam là 50%. Với những loại trái cây khác, như thanh long, tần suất kiểm tra là 10%. Vì vậy, để tận dụng tốt các lợi thế ở thị trường EU, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần tăng cường chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường này.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu nông sản đứng đầu thế giới. Thị trường EU đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng nông sản từ vùng nhiệt đới. Đây là lợi thế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Từ năm 2018, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) với phạm vi và mức độ cam kết rộng là cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm của thị trường EU, vai trò của EVFTA và một số điểm cần lưu ý đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.
Lợi thế của Việt Nam là xuất khẩu các sản phẩm từ rau và cây trồng.
Đặc điểm thị trường nông sản EU
Xu hướng thu hẹp trong sản xuất nông nghiệp của EU
Châu Âu là khu vực có môi trường tự nhiên có khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Đây là nhà sản xuất lớn trên thế giới về ngũ cốc (trừ gạo và ngô), đường, hoa quả, một vào loại rau ôn đới, thịt và những chế phẩm ngành sữa. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trong khối EU có xu hướng thu hẹp, thể hiện ở quy mô lao động tham gia vào lĩnh vực này và tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP.
Thứ nhất, số lượng người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của EU có xu hướng giảm từ lâu. Theo thống kê của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm liên tục, năm 2021, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động của EU chỉ còn hơn 4%, bằng 1/3 của năm 1991. (hình 1)
Hình 1: Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực EU Nguồn: ilostat.ilo.org/data.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2022, tốc độ giảm trung bình về khối lượng lao động nông nghiệp được sử dụng trên toàn EU nói chung là 2,6% mỗi năm; Xu hướng giảm tiếp tục vào năm 2022, mặc dù ước tính với tốc độ chậm hơn một chút (-1,9 %).
Thứ hai, dù giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng, EU cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, xu hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông sản trong GDP một phần do sự gia tăng về chi phí hàng hóa dịch vụ đầu vào.
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông sản trong GDP cũng có xu hướng thu hẹp. Năm 1991, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,7% GDP, tỷ lệ này giảm còn 1,8% GDP vào năm 2015, và hiện nay thì nông nghiệp đóng góp hơn 1,6% GDP của khu vực EU.
Hình 2: Đóng góp của khu vực nông nghiệp trong GDP tại EU. Nguồn. Cơ sở dữ liệu Trading econonomics
Hơn một nửa giá trị sản xuất nông nghiệp của EU đến từ trồng trọt
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, 53,5% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp EU năm 2022 đến từ cây trồng (287,3 tỷ EUR), trong đó ngũ cốc, rau và cây làm vườn là những cây trồng có giá trị nhất. Gần 2/5 (38,5%) tổng sản lượng đến từ động vật và sản phẩm động vật (206,7 tỷ EUR), phần lớn đến từ sữa và lợn. Dịch vụ nông nghiệp (23,0 tỷ EUR) và các hoạt động phi nông nghiệp không thể tách rời (19,8 tỷ EUR) đóng góp phần còn lại (8,0%).
Nhu cầu nhập khẩu nông sản của EU tăng liên tục
Theo cơ quan thống kê của EU Eurostat, trong số các quốc gia xuất khẩu rau quả cho châu Âu, có đến 70 nước đang phát triển. Những nước nhập nhiều rau quả nhiệt đới nhất châu Âu là Hà Lan, Đức, Anh, Pháp. Hoa quả và gia vị nhiệt đới và sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường châu Âu. Điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt ở châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ.
Do đó, các nước EU nhập khẩu khá nhiều các loại quả như chuối, cam, quít, xoài, dứa. Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả toàn EU. Trong EU, Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp theo là Pháp và Đức. Nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới tươi tại EU được dự báo sẽ tăng từ 6 - 8% hàng năm.
Yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng đối với nông sản nhập khẩu
Nhìn chung, tiêu chuẩn đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là lương thực thực phẩm có thể lưu hành trên thị trường châu Âu nói chung rất chi tiết, chặt chẽ và được điều chỉnh theo yêu cầu của xã hội, xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, và những thay đổi trong cách thức tiêu dùng của người dân châu Âu. Thị trường EU có tính cạnh tranh rất lớn nên hàng hoá nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã bao bì bắt mắt, các sản phẩm phải đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng và an toàn môi trường.
Đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, thị trường EU đưa ra yêu cầu về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), có nhãn mác sinh thái (C/E), đáp ứng tiêu chuẩn điểm kiểm soát giới hạn trọng yếu (HACCP) giúp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Trong Auy định số 2073/2005 của EC về tiêu chuẩn vi sinh vật đối với thực phẩm, điều 5 yêu cầu: đối với việc lấy mẫu và phân tích mẫu, việc lẫy mẫu phải tham chiếu theo tiêu chuẩn ISO 18593. Quy định số 1774/2002 của EC về phân hữu cơ và các chất cải tạo đất đã ban hành lệnh cấm đối với đất trồng cỏ việc sử dụng phân hữu cơ và chất cải tạo đất. Những quy định hạn chế mới cũng đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất như trẻ sơ sinh và trẻ em.
Ngoài ra, thị trường EU cũng rất chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp cung cấp hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường. Theo tiêu chí này, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU thường phải là những doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề sử dụng nguyên liệu tái sinh, tiết kiệm năng lượng, cải thiện nguồn nước, quan tâm đến công tác cứu trợ và cộng đồng, áp dụng các chuẩn mực đối với nhân viên và đối tác kinh doanh…
Với nhu cầu nhập khẩu hơn 150 triệu tấn nông sản mỗi năm, đối tác xuất khẩu nông sản sang EU trải khắp các châu lục. Trong những năm gần đây, Brazil, Anh và Ukraine là các nguồn cung nông sản lớn nhất vào thị trường EU, chiếm tỷ trọng lần lượt là 10%, 8% và 7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là Mỹ và Trung Quốc với tỷ trọng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu (hình 3).
Hình 3: Nhập khẩu nông sản của EU – theo đối tác, 2022.Nguồn. Eurostat
Trong khu vực ASEAN, Indonesia là quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu các mặt nông sản nói chung sang thị trường EU. Đây cũng là nước xuất khẩu dầu và chất béo lớn nhất sang EU, đáp ứng 16% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu và chất béo của EU. Việt Nam và Thái Lan cũng là 2 đối tác có năng lực xuất khẩu không nhỏ đối với thị trường EU. Trong đó, lợi thế của Việt Nam là xuất khẩu các sản phẩm từ rau và cây trồng và các sản phẩm từ động vật. Năm 2022, trong mặt hàng rau củ, Việt Nam là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của EU, đáp ứng 4% nhu cầu nhập khẩu rau củ của khu vực này – ngang hàng với Trung Quốc và Australia, đứng sau Brazil, Mỹ và Ukraine.
Ngoài ra, EU có xu hướng mở rộng thương mại đối với nông sản nhập khẩu từ khu vực ASEAN, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU.
Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
EVFTA gồm 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo. Các nội dung chính của Hiệp định gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát triển bền vững, các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực.
Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu Việt Nam từ EVFTA
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, khoảng 85,6% số dòng thuế đã được xóa bỏ hoàn toàn cho hàng hóa Việt Nam. Tỷ lệ này chiếm 70,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việc xóa bỏ dần thuế nhập khẩu như vậy đã tạo điều kiện xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 20%/năm.
Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho biết, trong 2 năm đầu thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến 27 nước thành viên EU đạt bình quân 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% so với con số trung bình 33,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2019. Điều này có nghĩa là nhiều nhà xuất khẩu tại Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc giảm thuế từ EVFTA. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, chỉ cần được hưởng mức cắt giảm thuế quan như đã thỏa thuận, EVFTA có thể thúc đẩy GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 2,4% và 12% vào năm 2030, đồng thời giúp thêm 100.000-800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.
Mặc dù EVFTA đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam, cần lưu ý rằng EU là một thị trường có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu là rất lớn. Một số điểm cần chú ý từ EVFTA, có tính rủi ro cao, dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp thương mại trong quá trình thực thi, mà Việt Nam cần chú ý gồm:
- Khó khăn trong việc đảm bảo Quy tắc xuất xứ của EVFTA: Hiệp định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ, đây có thể là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) chứ không phải là mức thuế 0% trong EVFTA. Gần đây nhất, ngày 23/10/2017,Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu qua thông tin và bằng chứng về hoạt động khai thác bất hợp pháp - đánh bắt trộm của tàu cá Việt Nam ở nước ngoài và đều có cảnh báo đối với các hoạt động không được phép này. Nguyên nhân dẫn tới việc EC rút thẻ vàng IUU đối với ngành Hải sản Việt Nam, đó là: Việt Nam còn thiếu một hệ thống các thể chế, quy định đầy đủ, hoàn thiện và thống nhất để quản lý hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trên biển hiện nay; Đội tàu khai thác trên biển của Việt Nam chưa đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tham gia khai thác trên biển; Thiếu hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy hải sản khai thác trên biển, dẫn tới đa số hải sản do ngư dân khai thác được là không rõ nguồn gốc; đặc biệt là còn xảy ra tình trạng ngư dân Việt Nam khai thác và đánh bắt trộm hải sản trên các vùng biển của quốc gia khác.
- Vấn đề về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường từ EVFTA: Về sở hữu trí tuệ: Trong khi Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu của những nhà đầu tư EU. Thậm chí, đòi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO. Những tồn tại liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong thực tế hiện nay có thể dễ dàng nhận diện ở 2 khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện còn mâu thuẫn với EVFTA. Hiện có 4 cam kết mà pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ, bao gồm: Quyền độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; Quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 chỉ dẫn địa lý của EU liệt kê trong EVFTA; Cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành; và Nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm.
Thứ hai, quản lý thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn lỏng lẻo. Ở nước ta, mặc dù đã có quy định về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc thực thi bảo hộ chỉ dẫn địa lý nói riêng và quản lý việc sử dụng, ghi nhãn nguồn gốc xuất xứ chưa thật sự hiệu quả. Hầu như chỉ có biện pháp hành chính được áp dụng là chủ yếu. Hiệu quả các biện pháp hành chính cũng tương đối hạn chế, trong khi biện pháp dân sự theo yêu cầu của các bên liên quan cũng như việc thực thi liên quan tới nguồn gốc thực phẩm cũng còn rất hạn chế.
Về vấn đề sử dụng lao động: Dù có nhiều nỗ lực nhưng tại các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là DNNVV - vẫn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Các vướng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ...
Về vấn đề bảo vệ môi trường: Đến nay, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại. Hiện nay, nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, ý thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng như người dân chưa cao dẫn đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường cam kết trong các FTA đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam.
- Các rào cản kỹ thuật từ phía EU: EVFTA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thâm nhập vào thị trường EU vẫn không dễ dàng do các hàng rào phi thuế quan của thị trường EU rất khắt khe. Điển hình là nông sản và thực phẩm phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn được quy định trong Luật Thực phẩm, Luật Thú y, quy định về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, quy định về chất độc hại, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu… Một số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả.. vẫn vấp phải những hạn chế do dư tồn thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.
Ngoài chất lượng sản phẩm thuần túy, sử dụng lao động và yếu tố môi trường, như trên, EU cũng rất chú trọng đến các yếu tố liên quan khác như mức độ thân thiện môi trường của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… Theo một ước tính, chi phí để tuân thủ đầy đủ các biện pháp phi thuế quan hiện có ở Việt Nam sẽ tương đương với mức thuế 16,6% (so với mức trung bình của khu vực là 5,4%).
EVFTA với phạm vi và mức độ cam kết rộng là cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực nông sản nói riêng và xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, là một thị trường khó tính với những quy định rất khắt khe về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, để khai thác được lợi thế xuất khẩu, Việt Nam cần chú trọng đồng bộ các giải pháp từ vĩ mô tới phạm vi doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện các quy trình sản xuất, chuẩn hóa và tuân thủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như nâng cao nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp và người lao động.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2023