Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Quán ốc Hương - Trần Xuân Soạn là một địa chỉ ốc giá rẻ ở Quận 7 với hương vị tuyệt vời. Thực đơn đa dạng với nhiều món ốc xào luộc, giá chỉ từ 30 nghìn đến 80 nghìn đồng. Quán nhỏ nhưng luôn đông khách, ốc tươi ngon, không mùi kháng khuẩn. Điểm đặc biệt là nước chấm ốc, chua cay mặn ngọt, kết hợp hài hòa với các món ốc. Ngoài các món ốc ngon, quán còn phục vụ những món ăn vặt hấp dẫn như nem chua rán, cút lộn xào me đậm đà, chân gà giòn chua cay, cháo sườn đỉnh cao. Hãy ghé Quán ốc Hương - Trần Xuân Soạn để thưởng thức những món ngon độc đáo này!
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Địa chỉ: 793/4 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP. HCM Điện thoại: 0907 405 421 Giờ mở cửa: 18:00 - 23:00
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]
Trong bối cảnh địa chính trị diễn biến phức tạp, châu Âu đang chứng kiến một động thái quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng: sự trở lại của năng lực tên lửa tầm xa. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia NATO ở châu Âu, buộc họ phải xem xét lại chiến lược phòng thủ của mình sau gần ba thập kỷ đầu tư không đủ.
Theo đó, Timothy Wright, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng và phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã khơi dậy lại mối quan tâm của các thành viên NATO ở châu Âu trong việc hiện đại hóa và tăng cường lực lượng vũ trang của họ. Trong số nhiều năng lực đang được tìm kiếm, một số quốc gia đã tuyên bố quan tâm đến việc mua tên lửa thông thường tầm xa phóng từ mặt đất thông qua nỗ lực chung được gọi là "Chương trình Tấn công Tầm xa của châu Âu" (ELSA). Điều này đánh dấu sự hồi sinh của một năng lực hầu như không có trong kho vũ khí của các quốc gia châu Âu kể từ những năm 1990.
Mặc dù ELSA có tiềm năng mang lại lợi ích răn đe cho các quốc gia châu Âu và cải thiện thế trận phòng thủ và răn đe của NATO, tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách liên quan đến sự phát triển chung cần được giải quyết nếu dự án muốn "đơm hoa kết trái".
Châu Âu đánh giá lại năng lực tên lửa phóng từ mặt đất
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên diện rộng trong cuộc chiến với Ukraine đã khiến một số nước châu Âu phải đánh giá lại lợi ích của việc sở hữu khả năng tấn công tầm xa thông thường. Một lựa chọn là mua từ bên ngoài khu vực, nhưng một lựa chọn khác là tự sản xuất hoặc hợp tác nội khối.
Cách tiếp cận thứ hai dẫn đến sự ra đời của dự án ELSA. Pháp, Đức, Italy và Ba Lan đã ra mắt ELSA vào tháng 7/2024 với mục đích "phát triển năng lực có chủ quyền" để cải thiện 'khả năng phòng thủ của châu Âu và củng cố cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng châu Âu", cũng như góp phần "củng cố trụ cột châu Âu của NATO, chia sẻ gánh nặng tốt hơn giữa các đồng minh".
Mặc dù đến nay hầu hết tất cả những bên tham gia ELSA đều đã sở hữu tên lửa hành trình phóng từ trên không và trong một số trường hợp là tên lửa hành trình phóng từ biển, không có thành viên NATO nào ở châu Âu ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tên lửa phóng từ mặt đất thông thường có tầm bắn lớn hơn 300 km.
Do đó, việc phát triển khả năng này sẽ lấp đầy những gì các quốc gia trên nhận thấy là khoảng cách năng lực mà Nga có lợi thế rõ rệt. Lực lượng vũ trang Nga sở hữu một số loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander -M có tầm bắn 500 km và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M728 có tầm bắn 2.500 km. Tùy thuộc vào vị trí bố trí, các hệ thống này có khả năng tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu.
ELSA hiện đang ở giai đoạn đầu của ý tưởng và do đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải về việc quốc gia nào có thể tham gia dự án và loại hệ thống nào mà các quốc gia này cuối cùng có thể phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu từng tuyên bố rằng "ý tưởng là mở [ELSA] rộng rãi nhất có thể" và số lượng thành viên đã tăng từ 4 bên tham gia ban đầu, với Thụy Điển và Vương quốc Anh lần lượt tuyên bố về việc tham gia dự án vào tháng 10/2024.
Cả hai nước Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đều có nền tảng tốt trong ngành vũ khí dẫn đường, đặc biệt là trong việc thiết kế tên lửa hành trình. Các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn khác của châu Âu có tham vọng đạt được khả năng tấn công tầm xa hoặc có ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ chương trình ELSA, chẳng hạn như Hà Lan và Na Uy, cũng có thể quan tâm đến việc tham gia dự án.
Thông báo chính thức của ELSA đề cập một cách mơ hồ đến việc phát triển một khả năng mới cho "các cuộc tấn công tầm xa" mà không đề cập đến loại vũ khí đang theo đuổi, để ngỏ khả năng các bên đang xem xét thiết kế tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Hơn nữa, trong khi các quan chức quốc phòng giấu tên của châu Âu cho biết ý định là phát triển khả năng phóng từ mặt đất, điều này không được đề cập rõ ràng trong thông cáo.
Mặc dù có một số khả năng linh hoạt về dự án ELSA, việc phát triển tên lửa hành trình thay vì tên lửa đạn đạo có nhiều khả năng xảy ra hơn vì các công ty công nghiệp quốc phòng châu Âu có kinh nghiệm đáng kể trong việc phát triển tên lửa hành trình so với tên lửa đạn đạo. Ngoài ArianeGroup của Pháp và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ, không có công ty quốc phòng lớn nào khác của châu Âu có kinh nghiệm sản xuất tên lửa đạn đạo ngoài tên lửa chiến trường tầm ngắn.
Có lẽ là vô tình, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson tiết lộ khi công bố sự tham gia của nước này vào dự án rằng ý định là "phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 1.000 đến 2.000 km". Ông Jonson sau đó bình luận rằng chương trình ELSA cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, có khả năng chỉ ra sự phát triển của một tên lửa có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Ngày đưa vào sử dụng loại tên lửa mới chưa được chính thức cung cấp, mặc dù thông báo của Vương quốc Anh cho biết "dự án này dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của châu Âu vào những năm 2030". Nếu những bên tham gia ELSA theo đuổi thiết kế tên lửa hành trình, thì công ty MBDA của Pháp được coi là ứng cử viên sáng giá với đề xuất điều chỉnh Tên lửa hành trình Hải quân (MdCN) thành phiên bản phóng từ mặt đất.
Đề xuất của MBDA về việc điều chỉnh MdCN để phóng từ mặt đất là một sự lựa chọn vì không có tên lửa hành trình nào khác do châu Âu thiết kế đang được đưa vào sử dụng hoặc đang được phát triển có thể đạt được yêu cầu về tầm bắn 1.000–2.000 km như dự kiến. SCALP EG/Storm Shadow của Anh-Pháp và tên lửa thay thế dự kiến, được gọi là Vũ khí hành trình/chống hạm tương lai (FC/ASW), có tầm bắn ước tính dưới 1.000 km. Tầm bắn của Taurus KEPD-350 của Đức-Thụy Điển cũng không đủ 1.000 km.
Trong khi đó, việc mua sắm các hệ thống không phải của châu Âu đáp ứng được yêu cầu về tầm bắn của dự án, chẳng hạn như phiên bản phóng từ mặt đất của Tomahawk hoặc dòng Hyunmoo -3 của Hàn Quốc, gần như chắc chắn sẽ không khả thi dựa trên các yêu cầu công nghiệp quốc phòng rõ ràng của ELSA tại châu Âu.
Ngoài các yêu cầu về tầm bắn, còn có một câu hỏi rộng hơn về việc liệu việc điều chỉnh các hệ thống hiện nay có đáp ứng được các yêu cầu về năng lực của những nước tham gia trong vài thập kỷ tới hay không. Mặc dù SCALP EG/ Storm Shadow, Taurus và MdCN là những thiết kế dưới tốc độ siêu vượt âm, dữ liệu từ cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh được tính dễ bị tổn thương của các loại vũ khí tương tự của Nga như Kh-101 trước các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên mặt đất.
Để so sánh, các thiết kế siêu vượt âm như tên lửa chống hạm Kh-32 của Nga được sử dụng trong các cuộc tấn công thứ cấp đã thành công hơn nhiều trong việc xuyên thủng các hệ thống phòng thủ, một phần có thể là do tốc độ cao của chúng. Do đó, một thiết kế siêu vượt âm hoặc khó theo dõi, phát hiện có thể được coi là giải pháp hấp dẫn hơn về lâu dài cho nhu cầu của châu Âu.
Nếu những nước tham gia ELSA phát triển một tên lửa mới kết hợp hệ thống đẩy tiên tiến hoặc công nghệ để khó phát hiện, thì điều này sẽ làm tăng chi phí và thời gian phát triển. Nhưng vì những nước tham gia ELSA có ý định phát triển một năng lực mới "trong thời gian nhất định, chi phí và khối lượng phù hợp" nên một thiết kế mới có thể không khả thi vì những yêu cầu này.
Những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách
Trong khi sự tham gia của nhiều bên đóng góp có thể làm giảm chi phí phát triển và sản xuất chung, một thách thức của cách tiếp cận này sẽ là làm thế nào để quản lý và hài hòa hiệu quả các yêu cầu kỹ thuật và công nghiệp có thể khác nhau.
Ở quy mô nhỏ hơn nhiều, dự án Anh-Pháp-Italy phát triển FC/ASW để thay thế SCALP EG/ Storm Shadow và tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet đã gặp khó khăn trong giai đoạn khái niệm do sở thích khác nhau của Pháp và Anh về việc theo đuổi thiết kế siêu vượt âm hoặc rất khó phát hiện. Mặc dù cuối cùng đã tìm ra được sự thỏa hiệp, giai đoạn đầu của FC/ASW nêu bật những thách thức của quá trình phát triển tên lửa hợp tác.
Tương tự như vậy, trong khi phát triển chung có thể làm giảm chi phí thiết kế và sản xuất, ngoài 6 quốc gia đã đăng ký và có khả năng là Hà Lan và Na Uy, có rất ít thành viên NATO châu Âu khác có đủ ngân sách quốc phòng và cơ sở công nghiệp để hỗ trợ ELSA cả về mặt tài chính và kỹ thuật.
Ngay cả đối với các quốc gia tham gia, việc cân bằng các yêu cầu hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực có thể khó khăn theo quan điểm ngân sách, đặc biệt là vì phát triển tên lửa thường tốn kém. Chẳng hạn, chi phí phát triển và mua sắm tên lửa Storm Shadow của Anh vào năm 1997 là khoảng 700 triệu bảng Anh (tương đương 1,34 tỷ bảng Anh vào năm 2024).
Ngoài vấn đề tài chính, việc quản lý các lợi ích công nghiệp quốc phòng của các bên liên quan khác nhau sẽ là một thách thức tiềm ẩn khác. Trong số những nước tham gia ELSA hiện tại, Ba Lan có ít kinh nghiệm nhất trong sản xuất tên lửa, mặc dù Warsaw sẽ sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn được cấp phép của Hàn Quốc trong tương lai.
Tóm lại, việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự. Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.