Câu hỏi: Thưa Luật sư, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông/thành viên thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện
Câu hỏi: Thưa Luật sư, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông/thành viên thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện
Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể cho từng tình huống khác nhau trong cuộc sống:
- Áp dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày:
+ Trong giao thông: Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ, như dừng xe đúng vạch kẻ, nhường đường cho người đi bộ, đội mũ bảo hiểm... Vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
+ Trong mua bán hàng hóa: Khi mua hàng, người tiêu dùng có quyền được bảo vệ theo Luật bảo vệ người tiêu dùng. Nếu sản phẩm mua về bị lỗi, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả hoặc đền bù thiệt hại.
+ Trong lao động: Người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ Bộ luật Lao động. Người lao động có quyền được hưởng lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép... Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương đúng hạn, đảm bảo an toàn lao động...
- Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh:
+ Trong thành lập doanh nghiệp: Để thành lập doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ Luật doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định.
+ Trong ký kết hợp đồng: Các hợp đồng kinh tế phải đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng.
+ Trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Các sản phẩm sáng tạo như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng trái phép các sản phẩm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực khác:
+ Trong hôn nhân và gia đình: Việc kết hôn, ly hôn, nuôi con... được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình.
+ Trong lĩnh vực liên quan đến môi trường: Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong hình sự: Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như trộm cắp, cướp giật, giết người,... sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức. Ví dụ như sau:
+ Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm. (Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ,... khi tham gia giao thông...)
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng. Áp dụng pháp luật thể hiện bằng nhiều hình thức: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, hay thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Ví dụ như sau:
+ Trưởng Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh A do lái xe có sử dụng rượu, bia, làm phát sinh quan hệ về trách nhiệm hành chính giữa nhà nước và anh A. Anh A bị lập biên bản nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, bị tịch thu bằng lái xe 1 tháng vì có hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan được quy định tại Điều 22 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Theo quy định này thì thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan được xác định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.
Về Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định tại Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BCT, cụ thể như sau:
Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
(Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số)
(Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999)
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nào?
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định tại Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Theo quy định này thì sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
+ Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND vừa là hình thức thực hiện pháp luật của UBND, vừa là hình thức UBND tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do đó hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai hiện hành quy định
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định tại Điều 20 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Theo đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì? Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Theo đó, đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được xác định như sau:
- Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
- Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
- Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
- Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Áp dụng pháp luật là gì? Ví dụ về áp dụng luật. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết cụ thể về các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước đối với trường hợp cá nhân, tổ chức cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật hoàn toàn khác so với sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. Bởi áp dụng pháp luật là hình thức dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Còn những hình thức thực hiện pháp luật còn lại là do chủ thể là cá nhân, tổ chức thực hiện.
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa bốn hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ với nhau, ví dụ như một người mong muốn ly hôn thì cần sử dụng pháp luật để làm đơn xin ly hôn và bảo vệ quyền lợi của mình, để vấn đề ly hôn được giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật ly hôn vào trường hợp đó. Sau khi vấn đề ly hôn được giải quyết thì hai bên cần thi hành văn bản pháp luật đã ban hành.
Ví dụ 1: Gia đình anh T có tranh chấp đất đai với gia đình chị Q. Để được bảo vệ quyền lợi của mình thì anh T đã nộp đơn nhờ cơ quan thẩm quyền giải quyết vấn đề. Sau khi tiếp nhận đơn của anh T thì cơ quan đã xem xét thấy gia đình chị Q có hành vi lấn chiếm đất đai nên đã yêu cầu gia đình chị Q phải hoàn trả lại phần đất đó cho gia đình anh T.
Cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho anh T.
Ví dụ 2: Gia đình ông P bị mất cắp một chiếc xe máy, ông P đã trình báo lên cơ quan chức năng. Sau khi điều tra và tìm kiếm thì cơ quan công an đã tìm ra hung thủ và chiếc xe của ông P. Cơ quan đã giúp ông P lấy lại chiếc xe và truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm với mức phạt là 1 năm tù.
Cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật đối với người có hành vi trộm cắp.
Ví dụ 3: H là một học sinh cấp 3 nhưng được gia đình cho sử dụng xe máy đến trường. Trong một lần trên đường về nhà thì H đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép. Khi đó H chưa có giấy phép lái xe nên bị xử phạt hành chính khi chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy.
Trường hợp này cán bộ công an đã áp dụng pháp luật đối với H về hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông.