Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút, và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút, và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
TPO - Ngày 10/7, UBND quận Cái Răng phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng thành phố Cần Thơ lần thứ VII năm 2023.
Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) được hình thành từ tập quán sinh hoạt của người dân địa phương gắn liền với sông nước, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc, được công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chợ cũng được tạp chí uy tín của Mỹ bình chọn “là một trong 10 khu chợ nổi nhộn nhịp nhất thế giới” và nằm trong “top 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á”, là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với Cần Thơ. Ảnh: Hòa Hội.
Ngay buổi đầu, chợ nổi sơ khai đã cấu trúc không gian “trên bến dưới thuyền”, bao trùm sinh hoạt giao thương, giao tiếp, đời sống của cộng đồng thương hồ và các thành phần tham gia mua bán dịch vụ. Sau này, có thêm du khách, do đó, nói tới chợ nổi, không chỉ là sự nhộn nhịp trên mặt nước, mà gồm cả việc giao dịch mật thiết với khu vực trên phố chợ liền kề. Ảnh: Hòa Hội.
Tất cả tạo nên văn hóa chợ nổi: văn hoá giao thương, văn hóa quảng bá với cây bẹo (cây treo các loại trái cây bán trên ghe), văn hóa tự quản của cộng đồng thương hồ, văn hóa ứng xử - giao tiếp, nghệ thuật dân gian, dân tộc, đặc biệt làn điệu hò Cần Thơ - lối hò đối đáp giữa các đôi nam nữ bằng ca dao trữ tình, giao duyên trên sông nước. Ảnh: Hòa Hội.
Qua trăm năm hình thành, Văn hóa Chợ nổi Cái Răng đã trở thành nền móng bền chặt, sáng đẹp. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Văn hóa Chợ nổi Cái Răng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Hòa Hội.
Quang cảnh khai mạc ngày hội Văn hóa chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ, diễn ra sáng 10/7. Ảnh: Hòa Hội.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND quận Cái Răng cho biết đến với ngày hội, khách du lịch tham quan các gian hàng phát triển du lịch, thương mại dịch vụ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, xem Hội thi trưng bày mô hình ghe, tàu - cây bẹo mua bán nông sản tại chợ nổi, thưởng thức các loại bánh dân gian, hòa mình vào Hội thi Nét đẹp áo bà ba xưa và nay, quy tụ nam thanh nữ tú từ mọi miền đất nước... Ảnh: Hòa Hội.
Theo ông Cường, các hoạt động ở ngày hội là dịp để các doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ, liên kết, hợp tác trong kinh doanh. Dịp này, chính quyền cũng lắng nghe nhận xét, đánh giá chân tình của du khách gần xa, các đơn vị lữ hành, các nhà quản lý, cơ quan truyền thông về hoạt động ngày hội, qua đó, từng bước nâng chất, phấn đấu giới thiệu thật đầy đủ hình ảnh và con người của vùng đất Cái Răng - Cần Thơ đến với đông đảo du khách. Ảnh: Hòa Hội.
Hoa khôi Sinh viên TP Cần Thơ Vũ Thanh Tú duyên dáng với trang phục áo bà ba tại ngày hội. Ảnh: Hòa Hội.
Bạn trẻ duyên dáng trong trang phục áo bà ba tại ngày hội. Ảnh: Hòa Hội.
Các bạn trẻ lưu lại kỷ niệm với áo bà ba tại ngày hội. Ảnh: Hòa Hội.
Hoa khôi, Đại sứ du lịch TP Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi duyên dáng với tà áo dài tại ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
VOV.VN - Ngày 30/11, UBND quận Cái Răng phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc “Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII, năm 2024” diễn ra từ 30/11-2/12. Đây là một trong các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. HCM và ĐBSCL tại TP. Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi đầu mối chuyên mua bán trái cây và rau củ [1] ở trên sông Cần Thơ và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Năm 2016, Chợ nổi Cái Răng đã được Bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.[2]
Chợ nhóm trên sông Cần Thơ, đoạn gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7 km.
Du khách có thể tiếp cận chợ nổi bằng hai cách: hoặc là thuê tàu ở bến Ninh Kiều để đi; hoặc là bắt xe đến chợ An Bình (quận Ninh Kiều) rồi thuê tàu để đi. Giá vé tàu cho một khách là 100.000 đồng
Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại rau củ, trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành vì hệ thống giao thông đường thủy giữ vai trò gần như độc tôn. Trong khi nhu cầu thương mại ngày càng tăng cao mà việc đi lại luôn gắn với dòng sông, bến nước nên điểm giao sông, bùng binh trở thành địa điểm lý tưởng để người ta tụ tập mua bán. Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp, điều này góp phần làm "biến mất" nhiều chợ nổi. Tuy nhiên, dưới tác động của hoạt động du lịch, chợ nổi dần tách khỏi vai trò chính yếu của nó để tồn tại và phát triển theo một hướng mới bền vững hơn.
Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán các loại rau củ của vùng. Chợ nhóm từ 2 - 3 giờ sáng, nhộn nhịp nhất vào khoảng 4 - 6 giờ sáng, hoạt động mua bán diễn ra cả ngày. Vì là chợ đầu mối nên hàng hóa tập trung ở đây với số lượng tương đối lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Phương tiện di chuyển và chuyên chở hàng hóa chủ yếu là ghe bầu.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Mỗi chiếc ghe là một căn nhà trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh...có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Hình thức mua bán trên chợ là treo "bẹo" [3] [4] thay vì treo biển hiệu [5]. Thông thường, ghe bán sẽ dựng một chậu cây bất kỳ để phân biệt với ghe mua.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Có thể xem chợ nổi là bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng sông nước, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Hầu như các tour tham quan TP. Cần Thơ đều có điểm đến là chợ nổi Cái Răng.
Đây là cây bẹo - nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v...
Chợ nhóm trên sông Cần Thơ, đoạn gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7 km.
Du khách có thể tiếp cận chợ nổi bằng hai cách: hoặc là thuê tàu ở bến Ninh Kiều để đi; hoặc là bắt xe đến chợ An Bình (quận Ninh Kiều) rồi thuê tàu để đi. Giá vé tàu cho một khách là 100.000 đồng
Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại rau củ, trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành vì hệ thống giao thông đường thủy giữ vai trò gần như độc tôn. Trong khi nhu cầu thương mại ngày càng tăng cao mà việc đi lại luôn gắn với dòng sông, bến nước nên điểm giao sông, bùng binh trở thành địa điểm lý tưởng để người ta tụ tập mua bán. Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp, điều này góp phần làm "biến mất" nhiều chợ nổi. Tuy nhiên, dưới tác động của hoạt động du lịch, chợ nổi dần tách khỏi vai trò chính yếu của nó để tồn tại và phát triển theo một hướng mới bền vững hơn.
Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán các loại rau củ của vùng. Chợ nhóm từ 2 - 3 giờ sáng, nhộn nhịp nhất vào khoảng 4 - 6 giờ sáng, hoạt động mua bán diễn ra cả ngày. Vì là chợ đầu mối nên hàng hóa tập trung ở đây với số lượng tương đối lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Phương tiện di chuyển và chuyên chở hàng hóa chủ yếu là ghe bầu.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Mỗi chiếc ghe là một căn nhà trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh...có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Hình thức mua bán trên chợ là treo "bẹo" [3] [4] thay vì treo biển hiệu [5]. Thông thường, ghe bán sẽ dựng một chậu cây bất kỳ để phân biệt với ghe mua.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Có thể xem chợ nổi là bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng sông nước, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Hầu như các tour tham quan TP. Cần Thơ đều có điểm đến là chợ nổi Cái Răng.
Đây là cây bẹo - nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v...
Ngày 9/7, Sở VHTT&DL TP Cần Thơ phối hợp cùng UBND quận Cái Răng tổ chức Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”, hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam.
Ngày hội năm nay có chủ đề “Bảo tồn và phát triển Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” với nhiều chương trình đặc sắc mang đậm nét văn hóa vùng sông nước miền Tây.
Từ sáng sớm 9/7, khoảng 40 ghe chạy diễu hành trên Chợ nổi Cái Răng. Các ghe đại diện cho một đơn vị quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ.
Các tàu diễu hành bắt mắt, cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới. Bà con tiểu thương Chợ nổi Cái Răng hào hứng chào đón ngày hội; các ghe treo cờ đỏ sao vàng trên nóc.
Bà Trịnh Thị Bé (61 tuổi, tiểu thương trên Chợ nổi) cho biết: “Ngày hội văn hóa chợ được tổ chức lại sau dịch Covid-19 làm bà con tiểu thương rất vui, phấn khởi. Đây là dịp thu hút đông đảo du khách đến tham quan Chợ nổi Cái Răng".
Âu Trung Hậu (sinh viên ngành Việt Nam Học – Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm Ngày hội văn hóa Chợ nổi Cái Răng. Sáng sớm, không khí mát lành, được lênh đênh trên Chợ nổi Cái Răng để xem không khí mua bán tấp nập của các thương hồ, lại được thưởng thức những món ăn đặc sản trên sông thật tuyệt vời. Hi vọng Chợ nổi Cái Răng tiếp tục được bảo tồn, phát triển hơn nữa".
Chợ nổi Cái Răng là địa danh nổi tiếng tại Cần Thơ. Chợ thường họp rất sớm ngay từ 5h sáng. Đông đúc nhất thường từ 6h đến 8h khi hàng trăm ghe thuyền tụ họp lại huyên náo cả khúc sông.
Thường để quảng cáo cho mặt hàng mình bán, tiểu thương sẽ treo sản vật đó lên trên một cây "bẹo" treo đầu thuyền. Từ trái cây, rau củ... đến các món ăn đặc sản bún, hủ tiếu... đều được tìm thấy ở khu chợ nổi này. Mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trên ghe thuyền, một nét đặc trưng chỉ có thể thấy ở miền Tây sông nước.
Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng 2022 có nhiều hoạt động hấp dẫn như: diễu hành tàu trên sông; trưng bày thuyền hoa và trang trí ghe, tàu, bè nổi; phục vụ miễn phí trái cây và bánh dân gian cho khách tham quan chợ nổi; giới thiệu điểm đến du lịch; giới thiệu sản phẩm nông sản; các giải thể thao như đua ghe, thi đấu Taekwondo...
Trong các ngày diễn ra ngày hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách; nhiều chương trình biểu diễn đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng. Ngoài ra, ngày hội còn có các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo bà con tiểu thương ở Chợ nổi, sơn ghe, hoạt động vớt rác trên sông…
Chợ nổi Cái Răng thành phố Cần Thơ được Tạp chí Du lịch Rough Guide (Anh Quốc) bình chọn vào top 10 chợ ấn tượng nhất thế giới và Văn hóa Chợ nổi Cái Răng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2016.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến tiêu biểu của Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đến đây, du khách sẽ được cảm nhận chân thật nhất nét văn hóa sông nước Tây Nam Bộ đã hình thành từ cách đây hàng trăm năm, thưởng thức bữa sáng các món: bún riêu, hủ tiếu, cà phê... bồng bềnh trên sông nước và ngắm nhìn khung cảnh bình minh tấp nập ghe tàu. Nơi đây, với những tiếng rao hò mời gọi, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ khi đến với mảnh đất Tây Đô hiền hòa, mến khách.
Chợ thường hoạt động rất sớm, thời điểm lý tưởng để du khách tham quan là từ 5h đến 7h sáng. Du khách có thể đến Bến Ninh Kiều để tham khảo các tour, thuê tàu hoặc liên hệ các công ty lữ hành có uy tín để được tư vấn. Đi từ Bến Ninh Kiều khoảng 30 phút sẽ đến chợ nổi. Ngoài ra, du khách có thể đi từ các bến tàu gần chợ nổi để tiết kiệm thời gian.
Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Nét độc đáo và đặc điểm chính của khu chợ nổi tiếng này là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về Cần Thơ đi chơi chợ nổi Cái Răng là một trải nghiệm cực chất và thú vị nhất quả đất nhé!
Chợ nổi Cái Răng là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ ở khu vực này chưa được phát triển. Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ phát triển nhưng chợ nổi vẫn hoạt động và ngày càng sầm uất mang lại tiềm năng phát triển kinh tế. Người dân tụ tập trên sông bằng xuồng, ghe, rắc ráng…
Chợ nổi Cái Răng thường họp từ mờ sáng tới khoảng 8 đến 9h thì tan. Thông thường mỗi ghe sẽ chuyên bày bán một loại mặt hàng, trước mỗi ghe hàng có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe bán để người mua dễ nhận biết.
Chợ thường đông nhất vào khoảng 7h sáng, vào những ngày Tết chợ rất ít hoạt động. Do nhu cầu mua sắm của người dân phong phú, chợ không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều dịch vụ độc đáo như cà phê, quán nhậu nổi, phở hay hủ tiếu…
Tuy nổi tiếng là xứ trái cây với những miệt vườn trái cây xum xuê, nhưng giá cả các loại trái cây, rau củ quả ở chợ nổi Cái Răng không quá rẻ so với những thành phố khác. Điều hấp dẫn du khách tới phiên chợ nổi này là nét đặc trưng của vùng sông nước và những loại trái cây tươi ngon.
Du lịch chợ nổi Cái Răng có gì thú vị? Bạn sẽ được tận hưởng không khó trong lành, làn gió mát rượi của sông nước hòa quyện cùng tiếng máy nổ, tiếng mái chèo và sóng vỗ mạn thuyền, tiếng mời chào mua bán rôn rã cả khúc sông.
Những mặt hàng chủ lực ở chợ Cái Răng là hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng, ngoài ra chợ nổi còn có nhiều dịch vụ khác nhau như: sửa cân, ghe ban xăng dầu, quần áo, mỹ phẩm, thuốc tây, bánh kẹo…Nhìn chung những mặt hàng nào ở phố chợ có thì chợ nổi cũng có.
Điểm nhấn của chợ nổi Cái Răng là cảnh người bán đứng trên ghe giao hàng, thương hồ giao hàng, kẻ chuyển người nhận hàng, đặc biệt bạn sẽ được hòa mình cùng với một thế giới thu nhỏ giữa nước trời mênh mông và những con người hiền hòa, đôn hậu.
Đi thuyền trên chợ nổi Cái Răng như thế nào?Tới Cần Thơ, bạn hãy tìm tới bến Ninh Kiều, để đi thuyền ra chợ nổi Cái Răng. Khu chợ này nằm trên sông Cái Răng, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km đường bộ.
Nếu bạn đi đông thì có thể thuê thuyền riêng cũng được nhé, thuyền có thể chở được từ 10 tới 12 người với giá từ 500,000 VND tới 800,000 VND tuỳ vào khả năng mặc cả của bạn. Hãy trả thêm khoảng 10,000 VND nếu bạn muốn ghé qua thăm cầu Cần Thơ.
Nhìn chung bạn sẽ tốn khoảng 30 phút để đi thuyền từ bến tới chợ nổi Cái Răng – một trong những khu chợ đông đúc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhất định bạn cũng sẽ có cảm giác thích thú choáng ngợp khi đắm mình trong không khí buôn bán sôi nổi chân chất của người dân miền sông nước.
Thời điểm đi chợ nổi Cái Răng hợp lí nhấtChợ nổi Cái Răng họp khá sớm từ khoảng 4, 5 giờ sáng các ghe xuồng đã bắt đầu cập chợ vậy nên bạn cần đi sớm một chút, tính toán dư thời gian để có thể tới chợ lúc đông vui nhất.
Xuống tàu rời bến Ninh Kiều để tới chợ nổi lúc 4 giờ 30, khoảng 5 giờ là bạn đã có mặt tại đây. Lúc này trời vẫn còn hơi tối, mặt trời chưa ló dạng cộng thêm gió trên sông hiu hiu thổi khiến bạn khá buồn ngủ đấy.
Tuy nhiên tiếng buôn bán của khu chợ sẽ khiến bạn vượt qua cơn ngủ và trở lại với “cuộc vui”. Hãy chắc rằng bạn không ngủ gật nhé, vì bỏ lỡ chợ nổi sẽ buồn lắm đấy!
Say đắm với cuộc sống và con người miền sông nướcBạn có thể tận mắt trông thấy cuộc sống sông nước nay đây mai đó của người dân nhưng lúc nào họ cũng vui vẻ, hạnh phúc.
Bạn có thể ăn bún riêu cua của bà bán bún riêu; tay múc bát bún miệng bà kể cho nghe về cách người miền Tây nấu món ăn này. Rồi bà kể về những năm tháng lênh đênh sông nước của mình và gia đình.
Thật thú vị nếu bạn tới đây đúng dịp Lễ Thượng Điền và Lễ Hạ Điền ở Cần Thơ vào tháng Tư/ tháng Chạp, ghé thăm lễ hội lớn nhất ở miền Tây.
Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét văn hóa của vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe của những thiếu nữ xinh đẹp, yêu kiều hớp hồn du khách thập phương. Bởi vậy mà ai đến đây đều mong muốn một lần được tham quan và trải nghiệm nét văn hóa của chợ nổi Cái Răng.
Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Chợ Nổi Cái Răng – Hướng dẫn đi Chợ Nổi Cái Răng Cần Thơ