Kết Hôn Giả Hàn Việt

Kết Hôn Giả Hàn Việt

Kết hôn giả đi Đài Loan liệu có dễ dàng?

Kết hôn giả đi Đài Loan liệu có dễ dàng?

Những biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền đặt ra nhằm hạn chế tình trạng kết hôn giả với người Đài Loan

Để hạn chế tình trạng kết hôn giả nhằm định cư, lao động trái phép, cơ quan của Đài Loan thường thực hiện những biện pháp sau:

Việc phỏng vấn khi xin visa định cư khá khó khăn. Quá trình phỏng vấn trong thời gian khá lâu và tách riêng cặp đôi. Nếu câu trả lời của hai bên nam, nữ không khớp nhau sẽ không nhận được visa. Khi ấy, phần lớn hồ sơ sẽ được gửi về Đài Loan để điều tra xác minh. Nếu quá trình xác minh cho thấy hồ sơ kết hôn giả thì cặp đôi sẽ không được đoàn tụ tại Đài. Ngược lại, nếu xác minh không đủ cơ sở khẳng định kết hôn giả thì sẽ được quyền phỏng vấn lần nữa.

Một số trường hợp đã phỏng vấn đỗ nhưng chưa được cấp visa định cư ngay thời điểm đó. Khi ấy, người Việt bắt buộc phải ở lại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc lâu hơn. Nếu sau khoảng thời gian này mà hôn nhân còn tiếp diễn thì người đó có quyền xin visa định cư. Khoảng thời gian thử thách này cũng là yếu tố cuối cùng để cơ quan Đài Bắc xác minh nghi vấn kết hôn giả.

Rủi ro khi kết hôn giả với người Đài Loan

Kết hôn giả tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những câu chuyện sau đây sẽ là minh chứng rõ về những rủi ro này.

Câu chuyện được chia sẻ bởi chị Ngô Thị L.A (35 tuổi) tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: ”Năm 2009 tôi đi Đài Loan xuất khẩu lao động và bỏ trốn ra ngoài. Năm 2014 tôi bị cảnh sát bắt và trục xuất về nước. Đến năm 2015, có người quen tại Đài giới thiệu công việc cho tôi. Nhưng vì là bất hợp pháp bị trục xuất về nên con đường quay lại quá khó khăn. Tôi đã kết hôn giả với một anh bạn thân của bạn tôi. Thủ tục nhanh chóng được thông qua, chúng tôi là vợ chồng trên giấy tờ. Nhưng đến nay tôi quay về Việt Nam để lập gia đình nhưng cán bộ tư pháp xã không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho chúng tôi. Vì hiện tại tôi đang có hôn nhân hợp pháp với người Đài Loan”.

Chị Lương Thu N tại huyện Nam Sách, Hải Dương chia sẻ rằng: ”Chục năm trước đây tôi có kết hôn giả với người Đài Loan. Chúng tôi đã làm giấy đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương. Chúng tôi có ký tên đàng hoàng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn định cư thì Văn phòng Đài Bắc không cho qua. Lý do phải điều tra và cuối cùng kết luận hôn nhân giả tạo. Nên giấc mơ sang Đài Loan của tôi không thành. Tôi ở lại Việt Nam lấy chồng cùng quê nhưng không làm đăng ký kết hôn được. Các con tôi sinh ra cũng không làm giấy khai sinh được. Đến khi các cháu đi học thì tôi vội vã làm giấy khai sinh, thì chỉ có tên mẹ, không có tên cha”.

Đánh giá về kết hôn giả đi Đài Loan

Mong muốn định cư tại Đài Loan để lao động là hoàn toàn chính đáng nhưng bạn cũng không nên đánh đổi tất cả bằng kết hôn giả.

Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm cho mình một đối tác là người Đài Loan rồi dành thời gian tìm hiểu lẫn nhau. Khi tình cảm đã chín muồi, hai bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn rồi người Đài bảo lãnh cho bạn sang Đài Loan định cư.

Việc dành thời gian tìm hiểu lẫn nhau cũng sẽ giúp hai bạn hiểu hơn về nhau, qua đó sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi phỏng vấn định cư Đài Loan.

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Đài Loan mới nhất

Phỏng vấn xin visa định cư khi kết hôn với người Đài Loan

Trang Le Nguyen, luật sư gốc Việt nghi dính líu tới đường dây kết hôn giả ở Mỹ - Ảnh chụp màn hình

Trang Le Nguyen hay còn gọi là Nguyen Le Thien Trang, 45 tuổi, người bị cáo buộc tiếp tay chuẩn bị hồ sơ làm đám cưới giả trong đường dây kết hôn giả liên quan người Việt muốn định cư ở Mỹ, đã không nhận tội và vừa được tại ngoại sau khi đóng 100.000 USD (2,3 tỉ đồng) tiền bảo lãnh, theo trang Texas Lawyer.

"Bà ấy không nhận tội và chúng tôi đang trong quá trình làm sáng tỏ vụ việc" - ông Jed Silverman, luật sư bào chữa của bà Trang Le Nguyen, ngày 14-5 cho biết.

Trang Le Nguyen - đối tác quản lý của Pham & Nguyen Law Group ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ - là một trong 96 người bị khởi tố với tổng cộng 206 tội danh trong vụ triệt phá đường dây kết hôn giả quy mô lớn cho người Việt muốn có được tư cách thường trú nhân (thẻ xanh).

Nữ luật sư gốc Việt này hiện đối mặt với các cáo buộc cản trở công lý, can thiệp vào nhân chứng, giả mạo thư tín và âm mưu giả mạo thư tín. Cô được cho là đã hỗ trợ giấy tờ giả cho ít nhất một vụ kết hôn.

Trang Le Nguyen tốt nghiệp Trường luật Nam Texas hồi năm 2010, được cấp phép hành nghề luật sư ở Texas năm 2011 và chưa có tiền án tiền sự.

Trước đó, hôm 13-5, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết vừa triệt phá đường dây chuyên  tổ chức kết hôn giả cho người nước ngoài để định cư ở Mỹ. Người đứng đầu đường dây này là bà Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, sống tại Houston.

Trong đường dây này, mỗi cá nhân muốn trở thành thường trú nhân vĩnh viễn ở Mỹ phải trả từ 50.000 - 70.000 USD. Người nhập cư sẽ được sắp xếp một người chồng/vợ ở Mỹ và được chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ pháp lý như vợ chồng thật.

Tháng 5-2019, cộng đồng người Việt ở Mỹ rúng động khi cảnh sát thông báo triệt phá đường dây kết hôn giả do một phụ nữ Việt cầm đầu với gần 100 người bị bắt tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.

Đây là vấn nạn đã diễn ra khá lâu với nhiều người Việt, nay lần đầu tiên bị phát hiện và xử lý ở quy mô lớn.

"Mẹ ơi, giờ con chỉ muốn trở về Việt Nam" - chị T. khóc nức nở khi nói chuyện qua điện thoại từ Mỹ với mẹ.

Hơn 1 năm sau cuộc điện thoại này, chị T. quay về Việt Nam, bắt đầu lại từ con số 0 ở tuổi gần 40. Bây giờ cuộc sống của chị T. đã ổn định. Tháng 12 tới, chị và bạn trai dự định tổ chức đám cưới tại TP.HCM.

Nếu đám cưới diễn ra như dự tính, đó sẽ là cuộc hôn nhân thứ 3 của chị T., xen giữa là cuộc hôn nhân giả.

Ở cuộc hôn nhân đầu tiên, chị T. có 2 đứa con, cuộc sống khá ổn định và hạnh phúc.

Mọi thứ bắt đầu đảo lộn khi chị và chồng đưa ra một quyết định mà sau này chị nói quá "ngu ngốc", đó là hai người cùng ly dị và kết hôn giả với "đối tác" có quốc tịch Mỹ để tìm cách định cư tại "thiên đường".

"Ban đầu gia đình chồng tôi cản vì cách làm này rất rủi ro, thậm chí có thể tan nát gia đình. Nhưng chúng tôi nghĩ đến tương lai tốt hơn của hai con mình. Chúng tôi còn bị thuyết phục khi nghe một số trường hợp đã thành công trước đây" - chị T. tâm sự.

Qua môi giới và giới thiệu, chị T. và chồng mình sắp xếp được 2 cuộc "hôn nhân". Chị chấp nhận trả 70.000 USD cho "đối tác" để đi cùng 2 con đến Mỹ. Chồng chị chỉ đi một mình nên trả cho đường dây thấp hơn, khoảng 40.000 USD.

Nhân viên ICE làm việc với một hộ gia đình ở Mỹ

Tháng 8-2014, chị T. cùng 2 con đến Mỹ trước và dự định sẽ gặp chồng 6 tháng sau đó.

Theo kế hoạch, sau khi gặp chồng, gia đình chị sẽ đoàn tụ tại Mỹ. Họ sẽ chờ đợi thời gian, làm thủ tục ly hôn với "đối tác" rồi tái hợp nhau.

Trong thời gian chờ chồng qua, chị và 2 con tạm sống trong nhà "chồng" mới để đối phó với các cuộc kiểm tra có thể xảy ra bất cứ lúc nào của cơ quan di trú địa phương.

"Tôi và anh ta (chồng giả) sống chung nhà nhưng sinh hoạt khác phòng. Ban đầu mọi chuyện khá suôn sẻ. Anh ta tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ, giúp 3 mẹ con hội nhập với cuộc sống mới như dạy tiếng Anh, đưa đi chợ... Nhưng dần dần anh ta bắt đầu đề cập đến chuyện tình dục. Cứ vài ngày, anh ta lại mò vào phòng tôi nói chuyện này chuyện nọ, rồi gợi ý...".

Mức độ "tấn công" của người chồng giả ngày càng tăng, hai người bắt đầu to tiếng, cãi vã.

"Tôi định tố cáo anh ta với cảnh sát, nhưng anh ta nói rằng nếu làm như vậy, anh ta sẽ kể về cuộc hôn nhân giả và tôi sẽ bị trục xuất về nước" - chị T. kể lại.

Sau nhiều cuộc nói chuyện điện thoại với gia đình ở Việt Nam cùng tham khảo ý kiến bạn bè tại Mỹ, chị T. quyết định tố cáo chồng giả.

Năm 2017, chị T. và 2 con bị trục xuất về Việt Nam.

Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại đó vì thời điểm chị sắp về thì chồng chị đã hoàn tất thủ tục qua Mỹ với "vợ" mới. Và nỗi đau càng thêm chồng chất vì chồng chị với "vợ" mới có dấu hiệu yêu nhau thật.

Đến một ngày, sau những cuộc điện thoại cùng những dòng chat qua mạng ngày càng thưa thớt, chị T. nhận ra rằng mình đã mất chồng!

Trong số hàng trăm ngàn người nhận visa nhập cư vào Mỹ được phê chuẩn trên cơ sở hôn nhân mỗi năm, khoảng 30% thuộc diện hôn nhân giả. Đó là dữ liệu năm 2006 của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ.

Anh T.H. (nhà ở quận 3, TP.HCM) từng có thời gian làm công việc chụp hình cho các đám cưới giả. Anh cho biết trong 15 năm, anh đã chụp ảnh cưới, du lịch cho một khách hàng người Canada gốc Việt ba lần.

Anh T.H. cho biết: "Lần đầu tiên, người khách này thuê tôi chụp hình cưới anh ta với một phụ nữ ở TP.HCM vào năm 2001. Tôi chụp cảnh 2 người đi du lịch, ăn uống, ảnh cưới… Chừng 8 hay 9 năm sau, anh ta lại nhờ tôi chụp hình cưới với một cô gái ở Tiền Giang.

Mới đây, anh ta lại trở về Việt Nam nhờ tôi chụp hình đám cưới với một cô gái khác. Anh này có lẽ sống bằng nghề kết hôn giả chuyên nghiệp".

"Cưới giả, trả tiền sòng phẳng nhưng luôn bị "đối tác" đòi tình dục là chuyện xảy ra như cơm bữa trong các cuộc hôn nhân giả để tìm cách định cư ở Mỹ" - anh K., một người Mỹ gốc Việt sống ở bang California, nói với chúng tôi.

Anh K. từng cưu mang 1 phụ nữ và con trai đến từ Biên Hòa (Đồng Nai), sau này hai người nảy sinh tình cảm và sống chung với nhau.

Anh kể năm 2012, bạn gái anh đã trả cho "chồng giả" 60.000 USD để tìm cách định cư ở Mỹ. Tiền bạc đã được chung chi sòng phẳng, nhưng sau khi chị và con trai đến Mỹ, "đối tác" lại đòi thêm "khoản" kia.

Vì hai mẹ con yếu thế, nên bạn gái anh không còn sự lựa chọn ngoài cách tháo chạy khỏi nhà chồng giả, rồi hủy hôn. Thời điểm mẹ con bơ vơ trên đất khách quê người, chị may mắn gặp anh K. trong một lần nhờ dịch hộ tài liệu tiếng Anh.

Theo anh K., một trong những cách liên quan đến hôn nhân giả của người Việt được các bậc phụ huynh lựa chọn nhiều nhất hiện nay là đưa con cái, người thân qua Mỹ, Canada hoặc Úc du học hoặc thăm thân nhân dài ngày. Tại đây họ sẽ tìm "mối" kết hôn giả.

"Đây được xem là cách an toàn vì người muốn ở lại đã hội nhập xã hội, nói được tiếng Anh, có mối quan hệ, có thời gian tìm hiểu kỹ đối tác" - anh K. chia sẻ.

Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối 100%. Một số trường hợp đã mất tiền và cả thân xác. Trường hợp của chị H. ở quận Phú Nhuận, TP.HCM là một ví dụ.

Năm 2017, chị H. đưa con gái đến Canada học tiếng Anh tại một trường cao đẳng ở TP Toronto với mục đích tìm kiếm một cuộc hôn nhân giả. Tại đây, con gái chị tìm được "mối" với giá thỏa thuận 40.000 đôla Canada, ứng trước 30% số tiền này ngay khi xúc tiến các thủ tục.

Thế nhưng con gái chị không may mắn gặp phải "đối tác" mê cờ bạc. Cứ vài tuần, anh ta lại ngửa tay xin con gái chị vài trăm đôla. Rơi vào thế kẹt, con gái chị đành bấm bụng đưa tiền.

Nhưng đến một ngày con gái chị đã quyết định chấm dứt cuộc "hôn nhân" này khi "đối tác" đòi nâng giá tiền hôn nhân lên 50.000 đôla Canada cùng tình dục... Thế là chị mất đứt tiền đặt cọc 30% đầu tiên.

Anh H. hiện đang làm ở một tòa soạn báo tại Úc gọi những cuộc hôn nhân giả của người Việt là "giấc mơ Mỹ thấp thỏm".

Theo anh H., bản chất của hôn nhân giả là một người làm kết hôn vì tiền, người còn lại vì muốn tìm cuộc sống ở nơi mà họ nghĩ sẽ tốt hơn.

"Hệ lụy của hôn nhân giả có khi là bạn phải đánh đổi thân xác hay mất hết tiền bạc. Điều đó sẽ ám ảnh bạn suốt cả phần đời còn lại dù bạn có thể đã đạt được mục đích của mình" - anh H. nói.

Đó là lời khuyên của anh Nguyễn Nam - một người Mỹ gốc Việt hiện trở về Việt Nam làm việc cho một công ty truyền thông. Anh Nam cho biết đã làm việc ở một số hội thiện nguyện tại tiểu bang California để giúp đỡ những người Việt mới qua Mỹ hay người gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn.

Anh nói: "Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về hôn nhân giả của người Việt, có người đạt được mong muốn, có người kết thúc câu chuyện trong cay đắng. Lời khuyên của tôi là bạn không nên qua Mỹ bằng mọi giá.

Nếu có điều kiện qua đây, bạn sẽ thấy người Việt ở đây lao động rất vất vả. Ở đâu bạn cũng phải làm việc. Quan trọng là bạn phải có niềm vui trong công việc và cuộc sống".

Theo luật pháp Mỹ, những công dân Mỹ liên quan kết hôn giả, dù không bị trục xuất nhưng cũng phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc như bị phạt tù tới 5 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD cùng với việc bị tước bỏ nhiều quyền lợi khác.

Luật liên bang Mỹ cũng có quy định rõ về việc tước quốc tịch: "Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch".

Trong một chia sẻ với truyền thông, luật sư Nguyễn Đỗ Phủ thuộc văn phòng luật Đỗ Phủ - Anh Tuấn tại California cho biết chuyện những người Việt muốn tìm "mối" kết hôn giả để định cư ở Mỹ là chuyện rất thường gặp tại văn phòng của ông.

Và trên thực tế, số tiền thu được từ những việc này (theo ông Phủ, khoảng 20.000-30.000 USD) cũng là cám dỗ rất lớn với nhiều luật sư chuyên về di trú đang hành nghề tại Mỹ, dù ai cũng biết đây là việc phạm pháp.

"Một hồ sơ kết hôn giả dao động 70.000-80.000 USD, trong đó luật sư lấy phí 20.000 đến 30.000 USD/hồ sơ. Nếu làm 100 hồ sơ, thu lợi 2-3 triệu USD. Nguồn lợi rất lớn nên có nhiều luật sư đánh động lòng tham" - luật sư Phủ nói.

Theo luật sư Đỗ Phủ, những hồ sơ nào bị phía Mỹ nghi là giả, dù cho người kết hôn giả đã có thẻ xanh hay quốc tịch cũng có thể bị trục xuất và thu hồi thẻ xanh/quốc tịch, không ai an toàn cả.

Ngoài ra, những người Việt bị tòa Mỹ kết tội kết hôn giả cũng đối diện nguy cơ bị trục xuất về nước và phạt tiền.

Trang web của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE) trong phần thông tin về kết hôn giả khẳng định: "Kết hôn giả là một tội nghiêm trọng làm suy yếu an ninh quốc gia và khiến chúng ta mất an toàn hơn. Việc tham gia kết hôn giả có thể bị phạt tù tới 5 năm với những người liên đới".

Những người bị buộc tội kết hôn giả cũng có thể bị buộc tội làm giả visa, cấu kết và bịa đặt thông tin khai báo, với mỗi tội danh đó họ còn có thể bị lãnh thêm án tù và các khoản phạt tiền khác nữa.

Luật liên bang Mỹ có quy định rõ về việc tước quốc tịch: "Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch".

Thêm nữa, dù cố ý hay không cố ý trong việc kết hôn giả, dù đã có quốc tịch bao nhiêu năm, song nếu bị phát hiện đã dùng thủ đoạn gian dối để có, một người vẫn sẽ bị tước quốc tịch Mỹ.

Liên quan tội kết hôn giả, tùy theo mức độ liên đới và ở từng trường hợp cụ thể, mức án phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để có thông tin tham chiếu, người viết dẫn một trường hợp mới nhất liên quan tới việc này vừa đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 16-5.

Theo đó, 5 bị cáo liên quan tới một nhóm tổ chức kết hôn giả giữa công dân Mỹ và người nước ngoài nhằm giúp người nước ngoài được cấp thẻ xanh tại Mỹ đã vừa nhận tội.

Với chỉ một tội danh là cấu kết để thực hiện mưu đồ kết hôn giả, mỗi bị cáo này đối mặt với mức án tối đa 5 năm tù cùng khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD và bị trục xuất đối với bị cáo người nước ngoài.

Mặc dù với nhiều người, mức án như vậy đã là nghiêm khắc, song dường như chưa đủ sức răn đe để làm "nản lòng" những người khát khao tới Mỹ bằng "lối tắt" đó.

Triệt phá đường dây kết hôn giả tại Houston

- Cơ quan điều tra: Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE), Cơ quan điều tra an ninh nội địa Houston (bang Texas) và văn phòng Cơ quan nhập tịch và di trú Mỹ tại Houston đã phối hợp điều tra trong nhiều năm để triệt phá đường dây này.

+ Số người liên đới bị buộc tội: 96 người.

+ Số người đã bị bắt: 50 người.

Cáo trạng vụ việc vẫn đang niêm phong vì còn một số đối tượng chưa bắt được.

- Đối tượng cầm đầu: Ashley Yen Nguyen, còn có tên khác là Duyên, 53 tuổi, trú tại thành phố Houston, bang Texas.

- Địa bàn hoạt động của đường dây: Trên toàn bang Texas và ở Việt Nam.

- Chi phí: Để được nhận thẻ xanh hợp pháp trọn vẹn (full) ở Mỹ cho một người Việt: 50.000 - 70.000 USD. Ngoài ra phải trả thêm tiền cho mỗi quyền lợi khác.

- Thủ đoạn: Làm giả album cưới, giả hồ sơ nộp thuế, hóa đơn điện nước, giả thông tin nghề nghiệp đánh lừa nhà chức trách...

- Tổng cộng có 206 tội danh bị cáo buộc với 96 bị cáo gồm: 47 tội kết hôn giả, 50 tội gian lận thư tín, 51 tội gian lận nhập cư, 51 tội nói dối trong các tình huống liên quan để hoàn thành thủ tục kết hôn giả, một số tội khác như cản trở nhà chức trách, thao túng nhân chứng...

- Mức phạt: Mức phạt tối đa lên tới 20 năm tù dành cho các tội như gian lận thư tín, gian lận thư tín và thao túng lời khai nhân chứng. Riêng tội kết hôn giả, mức phạt tù tối đa là 5 năm. Ngoài ra, các cáo buộc khác có mức tù tối đa 10 năm.

Kết hôn tiếng Hàn là 결혼하다 (gyeolhonhada). Kết hôn là việc nam và nữ khi thỏa mãn các điều kiện đăng ký kết hôn để xác lập mối quan hệ vợ chồng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Kết hôn tiếng Hàn là 결혼하다 (gyeolhonhada). Kết hôn là sự hợp nhất văn hóa giữa vợ và chồng, được xem như là kết quả của một tình yêu đẹp.

Một số từ vựng tiếng Hàn chủ đề kết hôn.

Bài viết kết hôn tiếng Hàn là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Hàn SGV.