Thành công của Trung Quốc trong việc làm trung gian hòa giải giữa Ả Rập và Iran như lời cảnh tỉnh đối với nước Mỹ khi tầm ảnh hưởng của Washington ở Trung Đông đang ngày càng suy yếu, theo hãng tin Reuters.
Thành công của Trung Quốc trong việc làm trung gian hòa giải giữa Ả Rập và Iran như lời cảnh tỉnh đối với nước Mỹ khi tầm ảnh hưởng của Washington ở Trung Đông đang ngày càng suy yếu, theo hãng tin Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay nhau trong cuộc gặp tại New York, Mỹ ngày 27-9 - Ảnh: REUTERS
Hai cuộc diễn tập trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York (Mỹ).
Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với ông Blinken rằng thay vì vừa muốn kiềm chế vừa muốn hợp tác, Mỹ nên đưa ra chính sách đối với Trung Quốc từ nhận thức hợp lý về Bắc Kinh.
Ông Vương nhấn mạnh Washington nên tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, thực hiện ba thông cáo chung Trung - Mỹ, ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, công khai phản đối "Đài Loan độc lập" và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc.
Về phần mình, ông Blinken nhấn mạnh mối quan ngại mạnh mẽ của Mỹ về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ông đặt nghi vấn về sự chân thành của Trung Quốc trong việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Đặc biệt, ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập tới "những hành động nguy hiểm và gây bất ổn" của Trung Quốc ở Biển Đông và thảo luận về việc cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Chiều 25-4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và trật tự ở khu vực Biển Đông"- người phát ngôn nêu rõ.