Chiến Lược Bốn Toàn Diện

Chiến Lược Bốn Toàn Diện

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai

Các quy trình quản lý khi DN xây dựng một chiến lược tài chính toàn diện

Quy trình quản lý khi DN xây dựng một chiến lược tài chính toàn diện

Quy trình quản lý khi DN xây dựng một chiến lược tài chính toàn diện

TACA sẽ trình bày các quy trình quản lý phải diễn ra khi DN áp dụng một chiến lược tài chính, bên cạnh mô tả chi tiết về các chức năng quản lý tài chính và các phương pháp điều hành đi kèm ngay tại bài viết này.

Bắt đầu từ đỉnh của kim tự tháp, chiến lược công ty (Corporate Strategy) là điều đầu tiên mà bạn phải xác định để thực hiện một kế hoạch tài chính thành công. Nó phải bao gồm một kế hoạch hành động tổng thể, dài hạn bao gồm một danh mục các chiến lược chức năng (tài chính, tiếp thị, v.v.) được thiết kế để đáp ứng mục tiêu cụ thể.

Với mục tiêu trở thành DN hàng đầu trong ngành công nghệ, Apple đã xác định một kế hoạch hành động tổng thể dài hạn. Với lĩnh vực tài chính, công ty tập trung vào việc tối ưu hóa cấu trúc vốn và quản lý tiền mặt để đảm bảo tài chính ổn định và đáp ứng các nhu cầu đầu tư và phát triển. Và họ đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để đưa ra các sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm hiện có. Ngoài ra, chiến lược tiếp thị đánh vào trải nghiệm người dùng, chiến lược chức năng bao gồm việc đầu tư vào nền tảng dịch vụ và hậu mãi, như Apple Music, App Store và Apple Care, để tạo ra nguồn cung cấp doanh thu liên tục và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng,..Tất cả đều hướng tới mục tiêu ‘’cốt lõi’’ của DN.

Chẻ nhỏ tiếp, chiến lược tài chính (Financial Strategy) sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo khi thực hiện kế hoạch. Nó là thành phần danh mục đầu tư của kế hoạch chiến lược DN, bao gồm các quyết định đầu tư và tài chính tối ưu cần thiết để đạt được một mục tiêu cụ thể tổng thể. Đây cũng là lĩnh vực thuộc chính sách quản lý để xác định các quyết định đầu tư và tài chính, là điều kiện tiên quyết để tối đa hóa tài sản của cổ đông.

Mỗi loại quyết định có thể được chia thành hai loại lớn. Những quyết định dài hạn, được coi là quyết định chiến lược hoặc chiến thuật như kế hoạch đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoặc mua lại các công ty khác để mở rộng quy mô.. Và những quyết định ngắn hạn, được gọi là quyết định vận hành (Operational decisions) như tăng giảm tỷ lệ tiền mặt trong quỹ dự trữ của công ty, quản lý vốn lưu động để tối ưu hóa dòng tiền ngắn hạn, hoặc áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mãi để tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn,..

Ở cuối kim tự tháp là Quản lý tài chính và vận hành (Financial Management and Operations):

Quản lý tài chính sẽ liên quan đến việc mua lại, cấp vốn và quản lý tài sản. Đó là quá trình quản lý các nguồn tài chính của công ty. Nó cũng bao gồm kế toán và báo cáo tài chính, lập ngân sách, thu các khoản phải thu, quản lý rủi ro và bảo hiểm cho một doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược tài chính đã đặt ra.

Tóm lại, nó bao gồm việc sử dụng thông tin tài chính, kỹ năng và phương pháp để tận dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức. Một chiến lược tài chính phát triển tốt có thể giúp bạn:

Bạn cũng nên lưu ý, để đáp ứng mục tiêu chiến lược của công ty, giám đốc tài chính của DN phài chịu trách nhiệm bao quát một loạt các chức năng. Các hoạt động quản lý tài chính mà người quản lý phải giám sát bao gồm:

Vậy những yếu tố nào làm nên thành công của chiến lược tài chính của doanh nghiệp hiệu quả?

Doanh nghiệp cần biết cách lựa chọn công cụ vốn phù hợp vì vốn là yếu tố cơ bản để duy trì sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Vốn khác hoàn toàn so với tiền mặt, nó sở hữu nhiều sự rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn hơn. Vì vậy, cần xác định rõ cơ cấu vốn, nắm chắc chiến lược dài hạn, người lãnh đạo phải sáng suốt để có thể lựa chọn công cụ phù hợp với doanh nghiệp mình.

=> Xem thêm: Dịch vụ thu xếp nguồn vốn doanh nghiệp

Thay vì vay mượn sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn tuản, doanh nghiệp có thể lựa chọn kêu gọi các nhà đầu tư. Nếu những doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển, nhà đầu tư luôn sẵn sàng hợp tác. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo về tầm nhìn phát triển, chiến lược kinh doanh, đồng thời công khai minh bạch báo cáo tài chính nhằm khẳng định năng lực kinh doanh. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nguồn vốn đầu tư hơn.

=> Xem thêm: Dịch vụ tìm nhà đầu tư và gọi vốn

Một yếu tố quan trọng cũng cần phải để tâm đó chính là phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mang lại chiến lược kinh doanh hiệu quả phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ nhân sự. Phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cải thiện môi trường làm việc tích cực. Điều này sẽ rất có lợi trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp và phát huy lợi thế thương mại của đơn vị.

Bước 3: Thiết lập chiến lược tài chính phù hợp với kế hoạch kinh doanh và có kịch bản ứng phó rủi ro.

Kịch bản này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện của doanh nghiệp. HĐQT, Ban điều hành của Doanh nghiệp sẽ cùng ngồi lại để đi thật sâu vào chi tiết. Luôn luôn tồn tại sự song hành giữa chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh. Một chiến lược tài chính phù hợp là đòn bẩy mạnh mẽ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ những nhà đầu tư trực tiếp, phát hành cổ phiếu hoặc kêu gọi vốn ở các quỹ đầu tư. Mục tiêu là đảm bảo cơ cấu vốn an toàn, tối ưu chi phí vốn, hạn chế rủi ro tài chính.

Chiến lược tài chính là phương án kết hợp nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu những lợi thế và nhược điểm riêng biệt, vì vậy phân tích càng sâu sắc càng giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng chiến lược cho bản thân.

Bước 2: Phân tích tiềm năng và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu lợi điểm và nhược điểm của từng nguồn vốn mục tiêu.

Phân tích cơ cấu vốn và mô hình tài chính doanh nghiệp.

Xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các bản cáo bạch, báo cáo tài chính, xác thực tài sản hiện hữu,…

Doanh nghiệp cần xác định được hoạt động cốt lõi bên cạnh các cơ hội và những yếu tố rủi ro. Quá trình này chính là phương tiện để doanh nghiệp mở khoá tiềm năng, tạo điều kiện gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai.

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp là gì?

Chiến lược tài chính (trong tiếng anh là (Financial Strategy) là chiến lược cấp bộ phận chức năng, kết hợp kế hoạch tài chính với hoạch định chiến lược để đánh giá các nguồn lực, chi phí và ngân sách hiện tại nhằm điều chỉnh chúng để phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Đề ra một chiến lược tài chính là đặt ra một kế hoạch phát triển đổi mới phù hợp, quản lý sự đánh đổi và giảm thiểu chi phí cho những trường hợp không thể đoán trước.

Nói ngắn gọn, chiến lược tài chính là sự phân tích và kết hợp những cách thức nhằm đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Các yếu tố tạo nên chiến lược tài chính của doanh nghiệp

Đã từng có nhiều bài học về chiến lược tài chính yếu kém khiến cho doanh nghiệp bị tụt dốc không phanh, điển hình như trường hợp của Mai Linh cách đây vài năm. Từng là hãng taxi dẫn đầu trên thị trường toàn quốc, Mai Linh lại bị Vinasun và Taxi group vượt mặt trên hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đưa ra chiến lược sai lầm là Mai Linh đã đi huy động vốn ngắn hạn với lãi suất cao để đầu tư vào bất động sản trong khi còn non nớt trên thị trường này. Hậu quả dẫn đến là những năm vô cùng chật vật do không có khả năng thanh toán các khoản vay, chi phí lãi vay tăng mạnh, buộc phải bán tài sản, thu hẹp hoạt động kinh doanh và vì vậy dễ dàng bị đối thủ vượt mặt.

Qua đó cho thấy chiến lược tài chính ảnh hưởng nhiều thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chính sau:

Công việc của các nhà quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực này có thể liên quan đến cả việc tìm kiếm các mô hình và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp và phát hiện ra những yếu tố mang đặc điểm chủ quan. Đó là, những con số mà quản lý nhận được trong khi lập kế hoạch có thể không hoàn toàn phù hợp – ví dụ, do yếu tố chính trị. Việc xây dựng chiến lược tài chính có thể được thực hiện ở mức cao nhất – nhưng nếu có căng thẳng trên trường quốc tế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn với việc thực hiện các nhiệm vụ dự định.