Báo Về Động Vật Hoang Dã Và Việc Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã

Báo Về Động Vật Hoang Dã Và Việc Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã

Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.

Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.

Dự án VFBC: Bảo tồn và tái hoang dã một số loài động vật hoang dã trọng điểm ở Việt Nam

DALN Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 năm 2023, tại Hà Nội, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ, đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức WWF-Việt Nam tổ chức Hội thảo về Bảo tồn loài với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các đơn vị Nhà tài trợ USAID, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự án VFBC các cấp, các Ban quản lý rừng nơi thực hiện Dự án VFBC các Trường Đại học, các tổ chức, chuyên gia bảo tồn trong nước và quốc tế.

Với diện tích rừng tự nhiện hiện trên 10 triệu ha, độ che phủ lên tới 42%, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao ở khu vực Đông Nam Á và thế giới. Theo báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được khoảng 50.000 loài sinh vật, trong đó hơn 20.000 loài thực vật, khoảng 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và trên 300 loài thú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tính đa dạng sinh học, đặc biệt là một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam đã bị đe dọa tuyệt chủng bởi các mối đe dọa như săn bắt sử dụng trái phép, mất môi trường sống hoặc môi trường sống bị tác động và suy giảm. Đây là nhu cầu thực tế đặt ra cho công tác bảo tồn, tái thả, chuyển dời và tái hoang dã tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, tái hoang dã được xác định là một cách tiếp cận bao gồm các hoạt động phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, tái thả các loài bản địa và thúc đẩy các quá trình hệ sinh thái. Bằng cách đó, tái hoang dã có thể giúp khôi phục đa dạng sinh học, cải thiện các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái, và đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái đối với các tác nhân gây căng thẳng môi trường và biến đổi khí hậu.

Tái hoang dã là quá trình khôi phục một hệ sinh thái tự nhiên sau khi chịu sự xáo trộn mạnh mẽ từ con người. Quá trình này bao gồm việc phục hồi các quy trình tự nhiên và toàn bộ hoặc gần như toàn bộ chuỗi thức ăn ở tất cả các cấp độ dinh dưỡng để tạo ra một hệ sinh thái tự duy trì và có tính bền vững cao, sử dụng quần thể sinh vật có thể đã hiện hữu nếu không có sự xáo trộn của con người.

Tái hoang dã nhằm mục tiêu xây dựng lại các hệ sinh thái hoạt động, phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái, thu giữ các-bon, an ninh lương thực và nguồn nước, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học.

Thực trạng công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những quan tâm nhất định đến công tác bảo tồn đa dang sinh học thông qua những văn bản pháp lý cụ thể như: Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 - 2022, Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2010 để bảo tồn voi ở Việt Nam, Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2025”, Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang có những chương trình/kế hoạch bảo tồn riêng lẻ cho 32 loài có kế hoạch bảo tồn do trung ương và địa phương ban hành gồm linh trưởng (19 loài), vạc hoa, hổ, voi, trĩ sao, rùa (10 loài) và gà lôi lam mào trắng.

Quá trình triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn hiện đang gặp phải những khó khăn như thiếu các kế hoạch bảo tồn loài đã khiến cho nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị bỏ quên trong công tác điều tra, nghiên cứu, bảo vệ và phát triển quần thể, từ đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao hơn như các loài trong lớp chim, các loài thú móng guốc và thú ăn thịt; năng lực của cán bộ kỹ thuật ở các Ban quản lý rừng còn hạn chế; thiếu kinh phí hoặc kinh phí thấp.

Đóng góp của Dự án VFBC vào việc thể chế hóa công tác bảo tồn và tái hoang dã các loài động vật hoang dã tại Việt Nam

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động tái hoang dã, tại Hà Nội từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 năm 2023 Dự án VFBC đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức WWF-Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bảo tồn loài”. Tại Hội thảo, các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức quốc tế như Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Re:wild, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tập trung thảo luận về việc xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, giới thiệu và chia sẻ các khái niệm và bài học kinh nghiệm trong công tác tái thả, chuyển dời và tái hoang dã loài, cũng như xây dựng kế hoạch tái thả đối với một số loài động vật trọng điểm ở Việt Nam.

Hội thảo cũng thảo luận sâu để xây dựng được những kế hoạch, hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng đối với nhu cầu tái thả, chuyển dời và tái hoang dã loài cho 14 loài động vật hoang dã trọng tâm trong vùng Dự án gồm:

Quỹ bảo tồn loài của Dự án VFBC dành một khoản ngân sách lên tới 1 triệu USD để hiện thực hóa công tác bảo tồn thông qua các tổ chức bảo tồn trong nước, mỗi Dự án bảo tồn loài được tài trợ kinh phí lên tới 50.000 USD. Ngày 13 tháng 2 vừa qua tại Hà Nội, Dự án đã tổ thức Lễ trao giải cho 03 đơn vị đầu tiên gồm: (i) Tổ chức PanNature, với Dự án “Bảo tồn loài cá nước ngọt cực kỳ nguy cấp (Schistura spiloptera) ở Vườn quốc gia Bạch Mã và rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế”; (ii) Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) với Dự án “Bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh; (iii) Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) với Dự án “Bảo tồn loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Vườn quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam.

Trong thời gian tới, các tổ chức bảo tồn trong nước quan tâm đến Quỹ bảo tồn loài của Dự án có thể liên hệ theo địa chỉ email: [email protected] để được hỗ trợ.

Hội thảo này cũng là cơ hội cho các bên tham gia nhìn nhận và cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Thông qua hoạt động hội thảo này, Dự án hy vọng với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) có được những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác dự thảo Kế hoạch hành động bảo tồn động vật nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2035 trình Chính phủ Việt Nam ban hành trong thời gian tới.

Công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong thời gian tới

Thực tế cho thấy tại Việt Nam chưa có một chương trình/kế hoạch mang tính tổng thể được Chính phủ ban hành về công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã dẫn tới việc các địa phương, chủ rừng gặp khó khăn, lúng túng trong các công tác bảo tồn đối trên địa bàn của mình quản lý.

Trong năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch bảo tồn tổng thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2035. Nội dung của bản Kế hoạch sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề chính như (i) rà soát thông tin về quần thể, phân bố làm căn cứ cho việc lập kế hoạch bảo tồn chi tiết; (ii) xây dựng các kịch bản cho những loài có số lượng ít, quần thể đơn lẻ hoặc cực kỳ nguy cấp để có các biện pháp quản lý, can thiệp và ứng phó; (iii) các nỗ lực bảo tồn tại chỗ: tăng cường quản lý sinh cảnh, chống săn bắt, giảm cầu; (iv) ưu tiên các hoạt động can thiệp chủ động với quần thể nhỏ, bị tách biệt: di chuyển, tái thả, nhân giống; ưu tiên các hoạt động nhân nuôi, hoang hóa, tái phục hồi cho các loài đã bị tuyệt chúng, hoặc tuyệt chủng về mặt sinh thái, tăng cường các hoạt động nghiên cứu về dịch bệnh ở động vật hoang dã và quản lý lây nhiễm; (v) xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, xã hội hóa công tác bảo tồn, đầu tư cho đa dạng sinh học.

Đây được coi là công cụ pháp lý để tháo gỡ nút thắt ban đầu cho các chủ rừng cũng như các nhà bảo tồn trong thời gian tới để thực hiện công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Việt Nam được nâng cao, đạt hiệu quả.