Bất Động Sản Linh Land => Chuyên pháp lý nhà đất: đo đạc, phân lô tách thửa, cấp đổi sổ mới, chuyển đổi đất ở, thừa kế, sang tên. Mua bán, ký gửi nhà đất: bán đất ở thổ cư, đất phân lô, đất biệt thự villa, nhà đất mặt tiền, nhà đất dự án tại TP Huế << xem thêm >>
Bất Động Sản Linh Land => Chuyên pháp lý nhà đất: đo đạc, phân lô tách thửa, cấp đổi sổ mới, chuyển đổi đất ở, thừa kế, sang tên. Mua bán, ký gửi nhà đất: bán đất ở thổ cư, đất phân lô, đất biệt thự villa, nhà đất mặt tiền, nhà đất dự án tại TP Huế << xem thêm >>
Năm 1929, tại Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ có cao trào mộ phu, đưa dân đi làm phu cho các đồn điền cao su tại các nơi như miền Nam, Miên (Campuchia), Lào, Nouvelle-Calédonie (Tân Ca-lê-đô-ni-a hay Tân Thế giới) và Nouvelles-Hébrides (nay là Vanuatu), nơi những người phu này trở thành nô lệ cho các chủ đồn điền. Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại Hà Nội. Trùm mộ phu người Pháp này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi. Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên thuộc một Thành bộ VNQDĐ gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung đã tự ý ám sát Bazin vào ngày 9 tháng 2 năm 1929 tại Chợ Hôm, Hà Nội.[2]
Nhân vụ ám sát, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, đã bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ nhưng không bắt được hai lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, Chủ tịch Ban Hành pháp VNQDĐ nhiệm kỳ 3.
Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát VNQDĐ tổ chức giết người này vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc. Trên đường hành thích, sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm. Hai đảng viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân lãnh đạo của VNQDĐ. Ban ám sát VNQDĐ cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này.[5]
Để xử các tù nhân chính trị này, Toàn quyền Pháp Pasquier quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng Đề hình (Commission criminelle) để tuyên án và xử tội. Hội đồng này trả tự do cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc Việt hoặc lưu đày ra Côn Đảo, và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ (interdiction de séjour).[6]
Lực lượng của VNQDĐ bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát Bazin. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.
Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái, hay Tổng Khởi nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 đảng viên VNQDĐ ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).
Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).
Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình như:
Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của VNQDĐ tại Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930. Năm 1945, quân đội VNQDĐ chiếm đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm.[6][7] Khu mộ này sau được nhà nước Việt Nam trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 177 VH/QĐ ngày 5/3/1990.[7][8]
Tên ông được dùng đặt tên nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo ngày 24 tháng 12 năm 2003 tổ chức tại quê hương ông, các nhà khoa học đã đề nghị Đảng và Nhà nước tôn vinh Nguyễn Thái Học là Anh hùng dân tộc.[9]
Theo Tế Xuyên thì khi Nguyễn Thái Học vào thi bằng thành chung (Diplome) thì đề tài bài thi là "Sự nghiệp của Jules Ferry". Nguyễn Thái Học viết trả lời vỏn vẹn có một câu: "Người Việt Nam không hề biết tên người này!".[10] Không lạ gì khi ông bị đánh trượt.
Khi thụ án, ông có đọc trích đoạn một bài thơ bằng tiếng Pháp, dịch thơ:
Lấy cảm hứng từ phong cách ẩm thực tinh tế của người Ý, kết hợp cùng sự am hiểu về sở thích ẩm thực của người Á châu, The Pizza Company với hệ thống nhà hàng có mặt trên toàn quốc là điểm đến lý tưởng cho những ai có chung đam mê, sở thích với những chiếc pizza thơm ngon cùng những món ăn mang phong vị Ý chất lượng từ hương vị đến ánh nhìn.
Lật mở từng trang thực đơn với những hình ảnh bắt mắt sinh động của The Pizza Company, bạn sẽ không khỏi hào hứng bởi các món Pizza hấp dẫn với hơn 18 loại topping Pizza, từ 4 dòng bánh đặc sắc: Pizza Công Thức Đặt Biệt, Hải Sản Cao Cấp, Thập Cẩm, Truyền Thống hay Pizza Nhân Nhồi. Tuy nhiên, nổi tiếng và được ưa chuộng nhất có lẽ là dòng Pizza Hải Sản Pesto Xanh ngon tuyệt hảo, với đặc trưng: nhân bánh ngập tràn hải sản, kết hợp với sốt Pesto Xanh được chế biến tươi từ lá húng quế tây thơm lừng và sốt mayonnaise béo béo. Đặc biệt hơn, bạn còn được thỏa sức lựa chọn loại đế bánh dày/mỏng/ đế viền phô mai hay đế viền phô mai xúc xích tùy khẩu vị và sở thích.
Bên cạnh Pizza, nhà hàng còn có các món Mỳ Ý cùng các món ăn kèm, món khai vị như gà chiên, sườn nướng, khoai tây chiên, mực chiên, salad đặc sắc… và đa dạng các loại thức uống, từ nước đóng chai thông dụng đến các món pha chế đặc biệt, thanh mát cho bữa ăn của bạn càng thêm hào hứng và trọn vẹn.
Nhà hàng The Pizza Company tại số 105-107 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 không chỉ đón tiếp bạn với những món ngon muôn vàn sắc thái mà còn mở ra một không gian phảng phất vẻ đẹp châu Âu lãng mạn lẫn không gian 2 tầng hiện đại, quyến rũ với sức chứa khoảng 100 khách; rất phù hợp cho những cuộc hẹn tụ họp cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay những bữa tiệc chiêu đãi sinh nhật, liên hoan hoành tráng.
Với những ưu thế kể trên, dùng bữa tại nhà hàng The Pizza Company có mức giá rất hợp lý chỉ khoảng từ 100.000 – 200.000 vnđ/người. Mời bạn tiếp tục khám phá thêm về nhà hàng qua những bức hình dưới đây nha!
Không cầu kì, không tráng lệ, The Pizza Company mang đến cho thực khách những trải nghiệm ấm cúng, gần gũi và rất thân quen
Phục vị thực khách với phương châm “Passion for great products”, The Pizza Company không chỉ được yêu thích bởi sự đa dạng trong thực đơn mà còn được ủng hộ bởi sức sáng tạo không ngừng nghỉ nhằm đem đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ nhất. Trong sự chảy trôi của nhịp sống thành phố xô bồ, nhà hàng như một nốt trầm trong bản nhạc giao hưởng đa dạng cung bậc thật an nhiên cho mỗi người đến đây đều có một không gian nghỉ ngơi, thư giãn hết sức trọn vẹn. Hãy đến với The Pizza Company Nguyễn Thái Học để trải nghiệm một nước Ý đích thực giữa lòng thành phố và nhanh tay đặt bàn qua PasGo – Mạng lưới nhà hàng ngon để nhận thêm nhiều ưu đãi thú vị và hấp dẫn nghen! Nếu bạn là một tín đồ của pizza thì cũng không nên bỏ lỡ danh sách quán pizza ngon nổi tiếng, hút khách nhất TP.HCM tại đây để làm đa dạng hơn sự lựa chọn cho mình!
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
Nguyễn Thái Học (chữ Hán: 阮太學; 30/12/1902 – 17/6/1930) là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.
Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (tức ngày 30/12/1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên.[1]
Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư xã và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.[2]
Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.
Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam độc lập với thể chế cộng hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.[1]